NÔNG SẢN


1.  Giá ngô tháng 12 thường tăng từ đầu năm đến tháng 5, sau đó giảm mạnh vào tháng 6 do vào mùa thu hoạch, rồi phục hồi nhẹ từ tháng 7 đến cuối năm.



2.  Trung Quốc chiếm 31% lượng ngô xuất khẩu của Mỹ trong niên vụ 2020/21. Tuy nhiên trong năm nay gần như bằng không. Tính đến hiện tại, khối lượng kiểm tra cho niên vụ 2024/25 thấp hơn khoảng 4% so với cùng kỳ 2020/21.


3.  Tỷ lệ ngô Mỹ được đánh giá ở mức tốt đến xuất sắc đã tăng lên 74%, so với 68% vào cuối tháng 5. Trong khi đó, tình trạng đậu tương không thay đổi so với tuần trước, còn lúa mì xuân lại giảm so với kỳ vọng. Riêng thu hoạch lúa mì đông đã hoàn thành hơn một nửa diện tích.


4.  Kiểm tra xuất khẩu của Mỹ trong tuần qua nhìn chung khá tích cực so với kỳ vọng. Riêng lúa mì niên vụ 2025/26 cuối cùng cũng đã vượt so với cùng kỳ năm ngoái, dù niên vụ chỉ mới bắt đầu từ ngày 1/6.



5.  Kiểm tra xuất khẩu ngô tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và đầy ấn tượng. Đậu tương cũng ghi nhận kết quả tương đối khả quan, cho thấy xuất khẩu nông sản Mỹ vẫn giữ được đà tích cực.



6.Văn phòng USDA tại Bắc Kinh dự báo Trung Quốc sẽ đạt sản lượng ngô kỷ lục trong niên vụ 2025/26, ước tính đạt 298 triệu tấn tăng 1% so với năm ngoái và cao hơn 3 triệu tấn so với dự báo chính thức của USDA. H

Hình ảnh thực địa được chụp tại tỉnh Hà Bắc vào cuối tháng 5, cho thấy tình hình sinh trưởng tích cực của cây trồng.


7.  Các quỹ đầu cơ đang gia tăng mạnh vị thế bán ròng đối với ngô, đậu tương và đặc biệt là khô đậu sau khi vừa thiết lập mức kỷ lục mới. Áp lực bán này đang khiến giá các mặt hàng nông sản suy yếu. Trong khi đó, các tổ chức thương mại và quỹ chỉ số giữ vai trò cân bằng thị trường. Đồng thời, khả năng bán tháo vị thế mua trên thị trường heo cũng đang được nhắc đến.



8.  Báo cáo COT về lúa mì cho thấy tín hiệu tích cực hiếm hoi trên thị trường ngũ cốc, khi các quỹ đầu cơ đang liên tục đóng vị thế bán, còn nhóm thương mại mua ròng kỷ lục. Dù giá lúa mì SRW chưa phục hồi mạnh, nhưng đã có dấu hiệu cải thiện. Việc các quỹ lớn và quỹ chỉ số bắt đầu mua vào, trong khi vẫn còn thấp hơn mức trung bình dài hạn, được kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường.


9.  Giá đậu tương đang quay lại vùng hỗ trợ quan trọng quanh mức điều chỉnh 50–61,8% từ đỉnh tháng 6 về đáy tháng 4. Đây là vùng giá từng nhiều lần giúp thị trường bật lại kể từ mùa thu hoạch. Nếu không giữ được mốc $10.10, giá có thể giảm sâu hơn do thiếu hỗ trợ bên dưới đây là thời điểm then chốt để phe mua bảo vệ thị trường.

NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP

1.  Giá cà phê tiếp tục chịu áp lực bán mạnh, với xu hướng giảm được phe bán kiểm soát hoàn toàn. Dù cuối tuần trước xuất hiện một số tín hiệu đảo chiều như nến hammer và spinning top, lực mua vẫn yếu và không có tín hiệu xác nhận theo sau. Thứ Hai, giá giảm thêm 4% với nến giảm mạnh, cho thấy đà giảm chưa kết thúc. RSI hiện ở mức 22 vùng quá bán nhưng đây không phải là tín hiệu mua nếu chưa có dấu hiệu đảo chiều rõ ràng. Kể từ ngày 10/6, chưa có phiên nào đóng cửa vượt đỉnh phiên trước, khẳng định xu hướng giảm vẫn chiếm ưu thế. Mô hình hai đỉnh đang diễn biến đúng theo dự đoán.


2.  Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng 6 đạt 2 triệu bao, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2024 nhưng giảm 21% so với tháng 5/2025. Lũy kế từ đầu niên vụ (tháng 10 đến tháng 6), tổng xuất khẩu đạt 19,2 triệu bao, giảm 8% so với cùng kỳ niên vụ 2023/2024.



3.  Xuất khẩu cà phê nhân trong tháng 6 đạt khoảng 2,2 triệu bao loại 60kg, giảm 34% so với tháng 6/2024 và giảm 21% so với tháng 5/2025.


4.  Phiên giao dịch đầu tuần cho thấy lực mua mạnh với mô hình nến đảo chiều "bullish engulfing", giúp giá phục hồi và lấy lại đường hỗ trợ tăng. RSI cũng xuất hiện phân kỳ dương, cho thấy tín hiệu đảo chiều tiềm năng. Nếu xu hướng tích cực tiếp diễn trong phiên tới, đây có thể là khởi đầu cho nhịp hồi từ vùng hỗ trợ đối với giá ca cao.