Hàng hóa giao dịch | Đường 11 ICE US |
Mã hàng hóa | SBE |
Độ lớn hợp đồng | 112 000 pound/ lot |
Đơn vị yết giá | cent / pound |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6:
14:30 – 00:00 (ngày hôm sau) |
Bước giá | 0.01 cent / pound |
Tháng đáo hạn | Tháng 3, 5, 7, 10 |
Ngày đăng ký giao nhận | 5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc cuối cùng của tháng trước tháng đáo hạn |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | Không quy định |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới |
Hàng hóa giao dịch | Đường 11 ICE US |
Mã hàng hóa | C.SBE / P.SBE |
Tài sản cơ sở | Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Đường 11 ICE US |
Độ lớn hợp đồng | 01 Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn đường 11 ICE US |
Đơn vị yết giá | Cent / pound |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 - Thứ 6: 14:30 - 00:00 (Ngày hôm sau) |
Bước giá | 0.01 cent / pound |
Tháng đáo hạn | - Tháng đáo hạn thông thường (Regualar options): Tháng 1,3,5,7,10 - Tháng đáo hạn nối tiếp (Serial Options): Tháng 2,4,6,8,9,11,12 - Với tháng đáo hạn là tháng 1, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn tháng 3 là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn cơ sở - Với các serial option còn lại, hợp đồng kỳ hạn tiêu châunr cơ sở là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn liền sau gần nhất |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày thứ 15 của tháng trước đáo hạn. Néu ngày này rơi vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ, ngày làm việc tiếp theo sẽ là ngày giao dịch cuối cùng |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Phương thức thực hiện quyền chọn | Theo quy định của MXV |
Mức giá thực hiện quyền chọn | Theo quy định của MXV |
Kiểu quyền chọn | Quyền chọn kiểu Mỹ |
Theo quy định của sản phẩm Đường 11 (Sugar No. 11) giao dịch trên Sở giao dịch ICE.
Đường 11 – đáp ứng tiêu chuẩn giao nhận của ICE về đường mía thô, độ phân cực trung bình đạt 96%.
Đường là một trong những hàng hóa lâu đời nhất trên thế giới , là hàng hóa cơ bản và thiết yếu, được sử dụng trực tiếp trong đời sống hằng ngày, cũng như là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp thực phẩm , sản xuất nhiên liệu.
Đường có thể được sản xuất từ hai loại nguyên liệu chính là mía và củ cải đường . Trong 10 năm qua , hoạt động sản xuất đường có sự chuyển dịch về phía các quốc gia sản xuất đường mía trong khi diện tích củ cải đường ngày càng bị thu hẹp .
Chuỗi giá trị đường
Nơi trồng
Mía được trồng chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới , ưa sáng và cần nhiều nước . Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường , thông thường lượng đường trong mía khoảng từ 10 % – 12 % . Mía được trồng nhiều ở các khu vực như châu Á , châu Mỹ – Latin và châu Phi.
Củ cải đường là nông phẩm được trồng chủ yếu tại khu vực ôn đới , lạnh như Châu Âu , Hoa Kỳ , Trung Quốc . Lượng đường trong củ cải đường từ 14 % – 18 % .
( Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới tham khảo tại Hình 1 )
Diện tích các khu vực trồng mía trên thế giới hiện đang ở mức 274 triệu . Trong đó , vùng nguyên liệu mía ở Brazil chiếm hơn 40 % diện tích míc toàn thế giới , nhờ điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển mía nguyên liệu , cũng như các chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh ngành mía đường của Chính phủ Brazil . Theo sau là Ấn Độ , Trung Quốc , Thái Lan và Úc . Đây đều là những quốc gia đầu ngành trong sản xuất và xuất khẩu đường thế giới .
Củ cải đường được trồng chủ yếu ở châu Âu do thời tiết và thổ nhưỡng thuận lợi để trồng trọt và sản xuất củ cải đường . Tổng diện tích đạt 51 triệu ha . Các quốc gia có diện tích trồng củ cải đường lớn nhất là Nga ( 23 % ) , Mỹ ( 10 % ) , Đức ( 8 % ) ( Tham khảo tại Hình 2 )
Tình hình xuất nhập khẩu
Đường là một nông sản quan trọng được giao dịch trên toàn thế giới . Tuy nhiên có đến 71 % lượng đường được tiêu thụ ngay tại quốc gia sản xuất nên quy mô thương mại đường thế giới chỉ vào khoảng trên dưới 60 triệu tấn và 24 tỷ USD hằng năm . Ngay cả những quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới như Ấn Độ ( – 14 , 6 % tổng sản lượng ) hay Trung Quốc ( – 8 , 5 % ) , do nhu cầu tiêu thụ nội địa quá lớn nên bắt buộc cũng phải nhập khẩu ròng đường mỗi năm . Đường có thể được xuất khẩu dưới dạng đường thô hoặc dưới dạng đường tinh luyện để đưa vào sản xuất và tiêu dùng trực tiếp .
Niên vụ 2017 / 18 , sản lượng đường toàn cầu tăng hơn 20 triệu tấn ( + 11 , 8 % yoy ) , đạt mức kỷ lục gần 195 triệu tấn đường ( theo USDA ) , từ 27 triệu ha mía và 05 triệu hg củ cải . Tiêu thụ đường toàn cầu tăng nhẹ , đạt hơn 174 triệu tấn ( + 1 , 7 % yoy ) . Đường được giao dịch từ 55 – 60 triệu tấn mỗi năm ( – 30 % sản xuất ) . Các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ đường lớn hơn sản lượng sản xuất nội địa như Trung Quốc , Ấn Độ , Indonesia phải nhập khẩu đường hàng năm , phụ thuộc vào nguồn cung đường từ các quốc gia xuất khẩu như Brazil và Thái Lan . ( Tham khảo tại Hình 3 )
Các yếu tố ảnh hưởng đến Đường
Ý thức sức khỏe: Tiêu thụ nhiều đường có thể dẫn đến mắc một số bệnh như tiểu đường, béo phì, bệnh tim, sâu răng và các bệnh khác. Chính phủ đang chịu áp lực để giải quyết tình trạng béo phì cao, do đó, điều này có thể dẫn đến Chính phủ sẽ áp thuế và hạn chế đối với các sản phẩm có lượng đường cao. Những lo ngại về sức khỏe có thể dẫn đến giảm tiêu thụ đường và giảm giá đường.
– Nguồn cung đường: Vụ mùa mía mất khoảng 12 18 tháng để thu hoạch. Nông dân phải chuẩn bị dật, hạt giống, tưới tiêu và thu hoạch vụ mùa. Khi nông dân nhận thấy khí hậu thuận lợi, họ sẽ trồng nhiều cây hơn. Ngược lại, nếu thời tiết bất lợi, nông dân sẽ trồng mía ít đi.
– Nhu cầu tiêu thụ đường: Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á và Nam Mỹ là những nước tiêu thụ đường nhiều nhất. Do đó, tình hình kinh tế ở các nước này tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến giá đường.
– Nhu cầu Ethanol: Đường có thể được nghiền nát và là nhiên liệu để sản xuất Ethanol. Ethanol là một nhiên liệu để sản xuất xăng sinh học, cạnh tranh trực tiếp với xăng dầu.
– Trợ cấp và thuế quan: Trợ cấp và thuế quan của Chính phủ làm méo mó thị trường bằng cách tạo ra nguồn cung cao giá và kéo giá đường giảm xuống. Nếu các nước sản xuất đường lớn nhất ngừng trợ cấp cho nông dân trồng mía thì lượng đường sản xuất có thể giảm và giá đường có thể tăng.
– Đồng real Brazil: Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu đường nhiều trên thế giới. Do đó, biến động của đồng real có tác động lớn đến giá đường toàn cầu. Khi đồng real yếu, nông dân Brazil có động lực sản xuất nhiều đường để xuất khẩu sang các nước khác. Khi real mạnh, nông dân Brazil sẽ có xu hướng bán đường tại thị trường địa phương
– Đồng USD Mỹ: Đường, giống các mặt hàng khác, đều bị ảnh hưởng bởi đồng USD Mỹ.