Hàng hóa giao dịch |
Lúa mì Chicago Soft Red Winter CBOT |
|
Mã hàng hóa |
ZWA |
|
Độ lớn hợp đồng |
5000 giá / Lot |
|
Đơn vị yết giá |
cent / giá |
|
Thời gian giao dịch |
Thứ 2 – Thứ 6: |
|
Bước giá |
0.25 cent / giá |
|
Tháng đáo hạn |
Tháng 3, 5, 7, 9, 12 |
|
Ngày đăng ký giao nhận |
Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên |
|
Ngày thông báo đầu tiên |
Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn |
|
Ngày giao dịch cuối cùng |
Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn |
|
Ký quỹ |
Theo quy định của MXV |
|
Giới hạn vị thế |
Theo quy định của MXV |
|
Biên độ giá |
Giới hạn giá ban đầu |
Giới hạn giá mở rộng |
$0.85/giá |
$1.30/giá |
|
Phương thức thanh toán |
Giao nhận vật chất |
|
Tiêu chuẩn chất lượng |
Lúa mì SRW loại 1, loại 2 |
Hàng hóa giao dịch |
Lúa mì CBOT |
|
Mã hàng hóa | C.ZWA / P.ZWA | |
Tài sản cơ sở | Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn lúa mì CBOT | |
Độ lớn hợp đồng | 01 Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn lúa mì CBOT | |
Đơn vị yết giá | cent / giá | |
Bước giá | 0.125 cent / giá | |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 - Thứ 6: • Phiên 1: 07:00 - 19:45 • Phiên 2: 20:30 - 01:20 (ngày hôm sau) | |
Tháng đáo hạn | - Tháng kỳ hạn hiện tại, hai tháng tiếp theo - 6 tháng kỳ hạn 3, 5, 7, 9, 12 tính từ tháng hiện tại và thêm một tháng 7 được niêm yết vào tháng 7 | |
Ngày giao dịch cuối cùng | Thứ Sáu gần nhất và trước ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn ít nhất 2 ngày làm việc | |
Phương thức thực hiện quyền chọn | Theo quy định của MXV | |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV | |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV | |
Mức giá thực hiện quyền chọn | Theo quy định của MXV | |
Kiểu quyền chọn | Quyền chọn kiểu Mỹ |
Theo quy định của sản phẩm Lúa mì SRW CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa.
Lúa mì SRW được giao dịch phân chia thành 2 loại là loại 1 và loại 2. Lúa mì có độ ẩm vượt quá 13,5% sẽ không được giao nhận. Trong đó, chi tiết về lúa mì loại 1 và lúa mì loại 2 được mô tả ở bảng dưới:
Loại 1 |
Loại 2 |
Khối lượng kiểm tra tối thiểu trên mỗi giạ là 58.0 pound đối với Hard Red Spring Wheat và White Club Wheat; là 60.0 pound đối với các loại khác. | Khối lượng kiểm tra tối thiểu trên mỗi giạ là 57.0 pound đối với Hard Red Spring Wheat và White Club Wheat; là 58.0 pound đối với các loại khác. |
Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa tổng hạt lỗi là 3.0%, trong đó. | Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa tổng hạt lỗi là 5.0%, trong đó. |
Tỷ lệ tối đa đối với hạt hư hỏng là 2.0%, trong đó do nhiệt là 0.2% | Tỷ lệ tối đa đối với hạt hư hỏng là 4.0%, trong đó do nhiệt là 0.2% |
Tỷ lệ tối đa của vật ngoại lai là 0.4% | Tỷ lệ tối đa của vật ngoại lai là 0.7% |
Tỷ lệ hạt vỡ, nhỏ là 3.0% | Tỷ lệ hạt vỡ, nhỏ là 5.0% |
Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa của loại lúa mì khác loại là 3.0%, trong đó loại lúa mì không được phân loại là 1.0% | Trong mẫu kiểm tra, tỷ lệ tối đa của loại lúa mì khác loại là 5.0%, trong đó loại lúa mì không được phân loại là 2.0% |
Tỷ lệ tối đa của đá là 0.1% | Tỷ lệ tối đa của đá là 0.1% |
Giới hạn đếm tối đa của vật ngoại lai trên mỗi kg, đối với chất thải động vật là 1; hạt castor là 1; hạt crotalaria là 2; thủy tinh là 0; đá là 3; chất loại lai không xác định là 3; tổng số là 4. | Giới hạn đếm tối đa của vật ngoại lai trên mỗi kg, đối với chất thải động vật là 1; hạt castor là 1; hạt crotalaria là 2; thủy tinh là 0; đá là 3; chất loại lai không xác định là 3; tổng số là 4. |
Giới hạn đếm tối đa của hạt bị sâu bệnh trên mỗi 100gram là 31. | Giới hạn đếm tối đa của hạt bị sâu bệnh trên mỗi 100gram là 31. |
Giới thiệu sản phẩm lúa mì
Lúa mì (mã: ZWA) được niêm yết giao dịch trên sàn CBOT.
Đây là một loại cỏ, được trông như 1 loại ngũ cốc rộng khắp thế giới để lấy hạt. Lúa mì là sản phẩm quan trọng cho con người., sản lượng chỉ đứng sau bắp trong các loài cây lương thực (năm 2017). Hạt lúa mì là được sử dụng để làm bột mì trong các loại bánh mì, sợi mỳ, bánh kẹo, thức uống; được lên men để sản xuất bia rượu hay nhiên liệu sinh học.
Hợp đồng tương lai lúa mỳ được giao dịch trên sàn CBOT bới các tháng đáo hạn 3,5,7,9,12.
Đặc điểm
Lúa mì được trồng đầu tiên khoảng 9600 năm TCN ở khu vực Trung Đông. Năm 2014, lúa mì là cây lương thực được gieo trồng nhiều hơn bất kì cây lương thực nào. Lúa mì, ngô, lúa gạo chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu. Trong đó lúa mì có diện tích gieo trồng nhiều hơn bất kì loài cây trồng nào khác trên thees giới với khoảng 218 triệu ha (năm 2015).
Lúa mì được trồng ở khắp nơi trên thế giới trừ nam cực, nó có thể thích ứng từ vùng cực bắc đến xích đạo, từ vùng đất thấp ngang mặt nước biển cho đến vùng đồng bằng Tây tạn cao 4000m. Lúa mì phát triển tốt trong khu vực ôn đới ngay cả khi mùa vụ tương đối ngắn hạn. Ngoài khả năng thích ứng cao với các loại khí hậu, lúa mì còn dễ được lưu trữ và tiêu thụ, chế biến.
Lúa mì có khoảng 30000 giống của 14 loài trên thế giới, trong số này có khoảng 1000 giống có ý nghĩa về mặt thương mại. Trong đó lúa mì thông thường (Triticum aestivum) là loại lúa mì được gieo trồng nhiều nhất thế giới. Lúa mì còn được đặt tên bởi màu sắc như lúa mì trắng, lúa mì đỏ (phổ biến) hay lúa mì đen, vàng, xanh. Nông dân cũng đặt tên các loại lúa mì như lúa mì mùa đông, lúa mì mùa xuân.
Lúa mì trong thương mại được phân loại dưa trên tính chất của hạt. Các nhà kinh doanh và sản xuất sử dụng loại phân loại này để xác định loại lúa mì mà họ cần bởi mỗi loại có 1 công dụng riêng. Lúa mì có khoảng 71% là carbohydrate, 13% là nước, 13% là protein (chủ yếu là gluten) và 1.5% chất béo, là một loại thực phẩm quan trọng với con người, đặc biệt ở các nước kém phát triển.
Lúa mì thường cần từ 110 đến 130 ngày giữa gieo và thu hoạch, tùy thuộc vào khí hậu, loại hạt giống và điều kiện đất. Lúa mì cũng đòi hỏi người nông dân cần phải hiểu biết chi tiết về từng giai đoạn phát triển của cây trồng để sử dụng phân bón, thuốc diệt cỏ,…cho phù hợp.
Tình hình sản xuất, thương mại lúa mì
Năm 2018, toàn thế giới sản xuất được 772 triệu tấn lúa mỳ, cao hơn năm 2017 là 750 triệu tấn. Trung Quốc nhiều năm liền là quốc gia sản xuất lúa mỳ nhiều nhất thế giới với trên 130 triệu tấn mỗi năm. Quốc gia này có khoảng 24 triệu Ha để canh tác lúa mì. Tiếp theo là Ấn Độ, Nga và Hoa Kì. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc và Ấn Độ rất cao nên 2 quốc gia này không phải là nước xuất khẩu lúa mì chủ đạo.
Nga chiếm khoảng 19% giá trị xuất khẩu lúa mì, với khoảng 7.39 tỷ USD xuất khẩu, tiếp theo là Hoa Kì với khoảng 14% giá trị, khoảng 5.82 tỷ USD.
Các quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn là Ai Cập, Indonexia
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến thị trường lúa mì:
- Sự kiện thời tiết : Khi hậu, thời tiết rên khắp thế giới, đặc biệt ở địa phương các vùng trồng trọt có thể ảnh hưởng đến nguồn cung
- Báo cáo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Thế giới của USDA (WASDE) đưa ra dự báo toàn diện hàng tháng, thường làm thay đổi thị trường ngô theo hướng bất ngờ
- Báo cáo Triển vọng của USDA, được ban hành vào tháng 3, nêu chi tiết về số lượng và loại cây trồng mà nông dân Mỹ dự định trồng
- Các bác cáo khác về Xuất khẩu Nông nghiệp của Hoa Kì
- Các sự kiện thương mại, chính trị song phương, đa phương liên quan đến nông nghiệp