Sau 4 năm, Donald Trump một lần nữa trở lại đường đua cho chiếc ghế tổng thống Hoa Kỳ với chiêu bài “vừa cũ - vừa mới” mang tên: Made in the USA - Buy American - Hire American. Tuy nhiên đề xuất thuế cho hàng nhập khẩu của Trump lần này: lên đến 60% các mặt hàng từ Trung Quốc và 20% cho tất cả các mặt hàng từ các nước khác… là một đề xuất táo bạo – đảo ngược lại hơn 100 năm tự do giao thương quốc tế mà Mỹ bắt đầu từ thập niên 1940. 


Nếu được thực hiện, đề xuất trên sẽ có tác động lớn lên nền kinh tế Mỹ… hơn rất nhiều so với giai đoạn chiến tranh thương mại Mỹ-Trung 2017-2019… Bởi lẽ, với mức thuế này, Trump không chỉ khai chiến với Trung Quốc… mà với tất cả các đối tác thương mại trên thế giới. 

Thuế nhập khẩu: chính sách bảo hộ mậu dịch hay là quân cờ chính trị?

Tác động kinh tế của các chính sách bảo hộ mậu dịch bằng thuế

Ảnh hưởng của mức thuế nhập khẩu cao lên nền kinh tế Mỹ có lẽ đã được các nhà kinh tế nêu rõ trên tất cả các phương tiện thông tin gần đây:

Tác động đầu tiên là tăng giá thành nhập khẩu do mức thuế nhập khẩu tăng

  • Thuế lên hàng nhập khẩu => Giá hàng nhập khẩu tăng. Thậm chí, các nhà nhập khẩu lấy lý do thuế nhập khẩu cao nên đẩy giá thành lên cao hơn nhiều so với mức thuế thực tế họ phải trả. 


  • Nếu Mỹ hạn chế nhập khẩu hàng hóa => Việc sản xuất mọi thứ tại Mỹ cũng có thể đắt đỏ trong giai đoạn đầu (do chi phí nhân công cao).

=> Kết quả là: Lạm phát tăng trở lại. 

Tuy nhiên ngoài vấn đề nhập khẩu, việc xuất khẩu cũng có thể bị chững lại

  • Đơn giản vì các quốc gia khác sẽ có hành động trả đũa và nâng thuế nhập khẩu đối với hàng từ Mỹ.


  • Dù Mỹ đang nhập siêu với hầu hết các quốc gia trên thế giới: thì việc giảm xuất khẩu hơn nữa (mà không giảm được nhập khẩu du nhu cầu hàng nhập khẩu vấn còn) cũng sẽ góp phần giảm GDP. 

⇒ Do vậy, lợi ích của rào cản thuế quan (thu hút nhiều nhà máy xây tại Mỹ tạo thêm việc làm…) sẽ đến chậm hơn rất nhiều so với thiệt hại ngay lập tức của mức thuế cao (giá hàng hóa nhập khẩu tăng, xuất khẩu từ Mỹ giảm….)

Vì vậy, nếu Trump không cẩn thận, hạn ngạch thuế quan cao sẽ gây ra tác động kép: tăng lạm phát - giảm GDP.

  • Khi đó Fed sẽ không thể làm gì được: vì GDP giảm – buộc Fed phải cắt lãi suất, nhưng lạm phát tăng thì Fed lại phải nâng lãi suất!

Nếu như chính sách thuế trên được áp dụng, liệu có cách nào để tránh được tác động kép: “lạm phát + suy thoái” hay không? 

(1) Về vấn đề lạm phát:

  • Lạm phát, trong trường hợp này, chủ yếu là do hàng nhập khẩu lẫn hàng sản xuất nội địa đều có giá thành quá cao

  • Tuy nhiên, có một cách để Mỹ vẫn chiến thắng trong cuộc đua thuế quan, đó là nâng cao năng suất lao động nhờ tiến bộ công nghệ để đảm bảo lượng hàng sản xuất nội địa vẫn đủ cung cấp cho nhu cầu của toàn bộ người dân Mỹ với chi phí và giá thành thấp

  • Điều này Mỹ thực sự đã làm rất tốt từ giữa năm 2020 - khi cuộc cách mạng công nghiệp AI bùng nổ.


  • Tuy vậy, “tự động hóa” có thể khiến Mỹ không đạt được mức gia tăng việc làm khối sản xuất như mong đợi, dù các nhà máy mở tại Mỹ có nhiều lên. 

(2) Vấn đề suy thoái

Xuất khẩu ròng chưa bao giờ đóng góp quá nhiều trong rổ GDP.

  • Việc xuất khẩu giảm nhưng nhập khẩu giảm cũng sẽ khiến xuất khẩu ròng không đổi.


  • Điều đáng lo ngại là: khi giá thành hàng hóa tăng hay thất nghiệp tăng, người dân Mỹ cắt giảm chi tiêu mới khiến cho nền kinh tế rơi vào suy thoái.

  • Do vậy, nếu các doanh nghiệp tại Mỹ giải quyết được vấn đề (1) kể trên thông qua các tiến bộ công nghệ – họ sẽ giải quyết được luôn cả vấn đề suy thoái. 

Cuộc chiến kinh tế - địa chính trị đằng sau chính sách bảo hộ mậu dịch

Trump cho rằng:

  • Mức thuế nhập khẩu trên trời 20% - 60% – có thể trở thành công cụ đàm phán để đạt được các lợi ích kinh tế lẫn địa chính trị khác… hơn là để bảo hộ mậu dịch!

(1) Chiến thuật để đàm phán cho các doanh nghiệp Mỹ thâm nhập thị trường quốc tế

Tỷ phú Howard Lutnick cũng đồng quan điểm với Trump rằng:

“Ford hay GM sẽ không thể bán xe ở Châu Âu được… khi phải cạnh tranh với Volkswagen, Audi, BMW hay Mercedes-Benz... Nhưng nếu US tăng thuế để buộc EU ngồi vào bàn đàm phán… thì không điều gì là không thể”

(2) Thu hút FDI

Chính sách thuế quan vào các hàng hóa mà Mỹ muốn “made in the USA” là cách để khiến các hãng lớn nước ngoài mở nhà máy tại Mỹ. 

(3) Chiến thuật để đàm phán việc giữ đồng USD là đồng tiền dự trữ chiến lược bởi các quốc gia khác

Đây là điều mà Trump đã trực tiếp nêu ra trong bài phỏng vấn với Bloomberg: Nếu một quốc gia giảm dự trữ đồng USD, Trump có thể sẵn sàng áp mức thuế nhập khẩu cao với nước này!

(4) Về phương diện địa chính trị 

Trump đang dùng biện pháp này để khiến Trung Quốc dè chừng trong những tranh chấp với Đài Loan

Nhìn lại dữ liệu lịch sử và các dự đoán tương lai.

Dữ liệu trong quá khứ: Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung 2017-2019

Một cuộc chiến thương mại chắc chắn sẽ gây tổn thất cho nước Mỹ nếu Trump không thể sử dụng nó như vũ khí đàm phán – như thời kỳ 2018-2020.

  • Năm 2016 sau khi đắc cử, Trump đã gặp Tập Cận Bình tại Mar-a-Largo để giải quyết những bất đồng thương mại. 

  • Sau đó: Trung Quốc đã mở cửa nền kinh tế cho các công ty Mỹ để đổi lấy hiệp định thương mại song phương + Mỹ phải công nhận Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. 

  • Tuy nhiên, các cuộc đàm phán tiếp theo đã thất bại do Washington muốn Bắc Kinh nhượng bộ nhiều hơn.

  • Ngay lập tức, Trump đã phát động chiến tranh thương mại để gây sức ép với Bắc Kinh: 


  • Trong khoảng thời gian tháng 7/2018 đến tháng 8/2019, Mỹ đã áp thuế đối với hơn USD 550 tỷ sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.


  • Trung Quốc đã trả đũa bằng hình thức thuế tương tự với hơn 185 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ.


(Dữ liệu tại chart phía trên chỉ tính đến hết năm 2017, dữ liệu tại bài viết được đưa ra bởi Brookings năm 2020)

  • Lĩnh vực thiệt hại nặng nề nhất là nông nghiệp: việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản từ Mỹ nhập vào Trung Quốc đã sụt giảm trầm trọng. Khi đó, Trump đã phải vội vã công bố gói trợ cấp nông nghiệp lớn


  • Nhưng trợ cấp nông nghiệp chỉ tập trung vào các vùng trung tâm. Còn các đô thị bờ đông bị ảnh hưởng nhiều hơn do giá cả hàng nhập khẩu tăng (hình a).

  • Nhiều vùng kinh tế khác cũng bị ảnh hưởng do các chính sách thuế từ Trung Quốc để trả đũa (hình b).


Tuy vậy, vẫn có một vài điểm sáng nhỏ từ cuộc chiến thương mại kể trên:

  • Trong giai đoạn chiến tranh thương mại với Trung Quốc, các hoạt động đầu tư vào chứng khoán Mỹ cũng tăng cao

  • Chỉ số volatility cho các hoạt động kinh doanh tăng cao nhất vào tháng 8/2019.


  • Đây cũng coi như 1 thành công của Trump khi thúc đẩy niềm tin vào các doanh nghiệp sản xuất tại Hoa Kỳ, đi kèm với đó là nguồn vốn huy động tăng lên từ thị trường. 

  • Từ đó, chiến dịch “Buy American, Hire American” của Trump cũng góp phần giúp tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đạt được mức đáy trước thời kỳ Covid (3.5%).


  • Ngoài ra, thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng giảm từ năm 2018 cho đến trước Covid. 


Nhưng khách quan mà nói: ảnh hưởng xấu do chính sách bảo hộ mậu dịch kể trên thường đến nhanh hơn và có thể nhiều hơn ảnh hưởng tốt

  • Ảnh hưởng tốt của ý tưởng bảo hộ nền công nghiệp nội địa dựa vào rào cản thuế thường đến khá chậm vì việc các công ty nước ngoài di dời và xây dựng nhà máy tại Mỹ cần thời gian. Thậm chí tác động tích cực lên thị trường lao động có thể sẽ không xảy ra nếu Mỹ buộc phải lựa chọn tự động hóa để nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành. 

  • Tuy vậy, các ảnh hưởng xấu của mức thuế cao sẽ đến rất nhanh như:

  • Lạm phát tăng trở lại do giá hàng nhập tăng

  • Việc trả đũa thương mại từ các nền kinh tế lớn khác có thể gây nguy hại tới Mỹ

  • Và đôi khi, ảnh hưởng xấu này còn khó chống đỡ hơn rất nhiều so với lợi ích từ các ảnh hưởng tốt 

Dự đoán tác động trong tương lai nếu đề xuất thuế của Trump được thực hiện

Với mức thuế 20% lên tất cả các hàng hóa bất kể xuất xứ, hệ quả của chính sách bảo hộ nội địa này lên nền kinh tế Mỹ có thể xấu nhiều hơn tốt. 

Dưới đây là tóm tắt các ước tính ảnh hưởng từ các chính sách thuế xuất nhập khẩu lên nền kinh tế Mỹ từ The Budget Lab (Đại học Yale):

Viễn cảnh giả định: 

  • Thuế nhập khẩu 10%-20% cho tất cả các mặt hàng nhập vào Hoa Kỳ từ bất cứ quốc gia nào 

  • 60% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

  • Giả định trong 2 trường hợp:

  • Các quốc gia khác không có hành động trả đũa Hoa Kỳ…

  • Các quốc gia khác trả đũa với mức thuế quan tương tự.


Kết quả:

  • Ước tính GDP sẽ tăng thêm +0.7% => +1.2% chủ yếu nhờ vào nguồn thu thuế tăng và việc hạn chế nhập khẩu trong các tình huống khác nhau

  • Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực lớn hơn đến từ mức tăng giá cả nội địa tại Mỹ: Dự kiến lạm phát PCE sẽ tăng thêm từ 1.56% đến 2.51% tùy kịch bản.

  • Do lạm phát tăng, tăng trưởng GDP thực tế sẽ giảm từ 0.5% đến 1% tùy kịch bản. 

  • Giá thành tăng cao: thu nhập khả dụng thực tế của các hộ gia đình Mỹ cũng sẽ giảm (cột số 4) theo từng kịch bản (tính theo giá trị đồng USD năm 2023).


Ngoài ra, theo ước tính của Peterson Institute for International Economics, cú sốc thuế quan trên có thể gây ra tác động xấu trong ngắn hạn như:

  • GDP của Mỹ sẽ giảm:


  • Và lạm phát sẽ tăng theo đúng như lý thuyết kinh tế thông thường:


KẾT LUẬN

Chính sách thuế nhập khẩu cao mà Donald Trump đề xuất, mặc dù có tiềm năng thu hút các nhà máy sản xuất quay trở lại Mỹ và tạo thêm việc làm, cũng mang đến nhiều rủi ro nghiêm trọng cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

Việc tăng thuế không chỉ làm giá thành hàng hóa leo thang, dẫn đến lạm phát, mà còn đẩy nền kinh tế Mỹ vào nguy cơ suy thoái do sự trả đũa thương mại từ các đối tác lớn trên toàn cầu.

Tuy có khả năng đạt được một số lợi ích chính trị và địa chính trị nhưng tác động tiêu cực đến kinh tế, đặc biệt là sức mua của người dân và sự tăng trưởng dài hạn có thể vượt xa những lợi ích ngắn hạn. Do đó, việc cân nhắc giữa lợi và hại của chính sách bảo hộ mậu dịch này là vô cùng quan trọng.

Và liệu người dân Mỹ có thể nhìn thấy được lợi ích dài hạn của việc bảo hộ mậu dịch bằng thuế quan… hay sẽ bị hạ gục bởi những tiêu cực trong ngắn hạn nhưng vô cùng lớn như lạm phát hay suy thoái?

Nếu chính sách thuế nhập khẩu kể trên được áp dụng… biện pháp an toàn nhất cho Mỹ là đạt được tiến bộ công nghệ và năng suất lao động vượt bậc — để giảm thiểu giá cả và đảm bảo số lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu nội địa. Nếu không, nền kinh tế Mỹ có thể đối mặt với những thách thức lớn hơn nhiều so với những gì mà cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trước đây đã gây ra.

Giao dịch hàng hóa, kênh đầu tư tài chính ưu việt và đang là xu hướng đầu tư tại Việt Nam bởi mức độ lợi nhuận từ thị trường cực tốt! 

So với các kênh đầu tư khác đang có mặt tại thị trường Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh là một trong những kênh đầu tư vượt trội và an toàn hơn cả. Một số đặc điểm nổi bật của thị trường này có thể kể đến: 

  • Thị trường liên thông toàn thế giới nên khả năng thanh khoản cực kỳ lớn

  • Đòn bẩy lên tới 1:10, hoàn toàn không mất lãi khi sử dụng đòn bẩy 

  • Số lượng sản phẩm đa dạng 

  • Độ trễ T+0, thực hiện giao dịch theo thời gian thực mà không phải chờ thời gian thanh toán 

  • Pháp lý rõ ràng và không có rủi ro đầu cơ, lái giá do khối lượng giao dịch cực lớn 

Mở tài khoản giao dịch

>>>> XEM THÊM: 

Hàng hóa phái sinh là gì? Tiềm năng của thị trường đầu tư hàng hóa

Giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm, rủi ro và cơ hội