Giá tiêu hôm nay 19/12 ghi nhận dao động trong khoảng 146.000 - 147.200 đồng/kg, đánh dấu ngày quay đầu giảm trở lại sau hai ngày tăng liên tiếp trên thị trường nội địa. 

Giá tiêu quay đầu giảm sau 2 ngày tăng liên tiếp

Giá tiêu trong nước

Bảng giá tiêu hôm nay ngày 19/12/2024

Khu vựcGiá trung bìnhThay đổi
Gia Lai146,0000
Bà Rịa - Vũng Tàu146,500-200
Đắk Lắk147,0000
Bình Phước146,000-1,000
Đắk Nông147,2000

Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu được thu mua ở mức 147.000 đồng/kg, giữ nguyên so với ngày trước đó. 

Ở tỉnh Đắk Nông, mức giá đạt 147.200 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua. 

Tại Gia Lai giá tiêu duy trì ổn định ở mức 146.000 đồng/kg. 

Trong khi đó, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu giảm 200 đồng xuống mức 146.500 đồng/kg. 

Tại Bình Phước, giá tiêu ghi nhận mức giảm mạnh nhất là 146.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. 

Giá tiêu thế giới

Trên thị trường quốc tế, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho biết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) hiện đạt 6.810 USD/tấn, giảm 0,32% so với phiên trước. Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 duy trì ở mức 6.350 USD/tấn, trong khi giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA đạt 8.200 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok của Indonesia được ghi nhận ở mức 9.005 USD/tấn, giảm 0,31%, trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 10.400 USD/tấn.

Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ. Tiêu đen loại 500 g/l giao dịch ở mức 6.400 USD/tấn, tiêu đen loại 550 g/l đạt 6.700 USD/tấn, và tiêu trắng ghi nhận mức 9.600 USD/tấn. IPC đã điều chỉnh giảm giá tiêu tại Indonesia, trong khi giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 100 USD/tấn và giá tiêu trắng tăng thêm 200 USD/tấn.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC), thị trường hồ tiêu hiện đang bước vào chu kỳ tăng giá do nguồn cung hạn chế. Nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào dịp cuối năm, đặc biệt tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, châu Á và Trung Quốc, đã góp phần đẩy giá tiêu lên cao. Báo cáo về sản lượng xuất khẩu giảm từ Việt Nam cũng là yếu tố thúc đẩy sự gia tăng này.

Đối với các nhà xuất khẩu đến khu vực Địa Trung Hải, việc đảm bảo thời gian giao hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, do thời gian vận chuyển kéo dài bởi sự thay đổi lộ trình qua Biển Đỏ. Nếu không kịp lịch vận chuyển trước kỳ nghỉ lễ, các lô hàng có thể bị trì hoãn đáng kể, gây ảnh hưởng tới việc cung ứng.

Ngành hồ tiêu hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm tác động từ biến đổi khí hậu, sâu bệnh phức tạp, cạnh tranh với các loại cây trồng khác và chi phí sản xuất tăng cao. 

Những thách thức này tạo ra áp lực lớn nhưng đồng thời cũng thúc đẩy chuỗi cung ứng hạt tiêu phải điều chỉnh phương pháp canh tác và quy trình sản xuất để thích nghi.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng 12/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 1.981 tấn hồ tiêu, với kim ngạch đạt 11,8 triệu USD. Trong đó, Indonesia là nhà cung cấp lớn nhất, chiếm 77,2% thị phần, tương đương 1.530 tấn. 

Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu 7.029 tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch 46,5 triệu USD. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 30,5% tổng lượng xuất khẩu, tương đương 2.144 tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất bao gồm Olam Việt Nam, Nedspice, Trân Châu, Harris Spice và Phúc Sinh.

>>>> XEM THÊM:
Hàng hóa phái sinh là gì? Tiềm năng của thị trường đầu tư hàng hóa
Giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm, rủi ro và cơ hội
Giá tiêu trực tuyến | Cập nhật hàng ngày, nhanh chóng, chính xác