Mô hình evening star, hay nến sao hôm là một trong những mô hình kết hợp nhiều nến được ứng dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật giao dịch tài chính nhờ tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nắm rõ cách nhận diện mô hình này trên biểu đồ giá cũng như cách áp dụng vào thực hiện giao dịch. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về những thông tin cơ bản nhất của mô hình evening star thông qua bài viết này nhé! 

Nến evening star

  1. Khái niệm nến evening star 

Evening star hay nến sao hôm là một mô hình nến đảo chiều ba nến, thường xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng và báo hiệu khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm. Mô hình này được coi là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy thị trường có thể bắt đầu một xu hướng giảm. 

Khái niệm nến evening star

>>>> XEM THÊM: Giải mã mô hình nến | Khái niệm, cấu tạo 

  1. Cấu trúc mô hình nến evening star 

Mô hình nến evening star được tạo thành từ ba mô hình nến Nhật, có hình dạng tương tự như chữ U ngược. Mỗi cây nến trong mô hình này có đặc điểm như sau: 

  • Nến thứ nhất tăng mạnh: Là một nến tăng dài, biểu thị xu hướng tăng đang mạnh, cho thấy lực mua vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường. 

  • Nến thứ hai nhỏ, thường là nến doji hoặc spinning top: Là một nến nhỏ, có thể là nến tăng hoặc giảm. Nến này có thân ngắn và thường nằm trên hoặc gần đỉnh của cây nến đầu tiên. Cây nến này cho thấy sự do dự của thị trường, với sự cân bằng giữa bên mua và bên bán. 

  • Nến thứ ba giảm mạnh: Là một nến giảm dài, đóng cửa thấp hơn điểm giữa của cây nến đầu tiên, cho thấy bên bán đã bắt đầu chiếm ưu thế và có thể đẩy giá xuống thấp hơn trong các phiên tiếp theo. 

Cấu trúc mô hình nến evening star

  1. Một số dạng mô hình nến evening star phổ biến 

3.1. Nến sao hôm lùn (Low evening star) 

Mô hình này được chia thành hai dạng chính dựa theo đặc điểm của cây nến thứ hai: 

  • Trường hợp nến thứ hai là nến giảm sẽ có giá đóng cửa bằng với giá đóng cửa của nến thứ nhất. 

Nến sao hôm lùn giảm

  • Trường hợp nến thứ hai là nến tăng thì giá mở cửa của nến này sẽ bằng với giá đóng cửa của cây nến đầu tiên.  

Nến sao hôm lùn tăng

3.2. Nến sao hôm mạnh (Heavy evening star) 

Đặc điểm để nhận dạng loại mô hình này nằm ở cây nến thứ ba trong mô hình evening star. Trong trường hợp này, giá đóng cửa của cây nến thứ ba thấp hơn toàn bộ cây nến thứ nhất, cho thấy lực bán đang rất mạnh và áp đảo hoàn toàn phe mua. 

Nến sao hôm mạnh

3.3. Nến sao hôm xa (Far evening star) 

Đặc điểm chính của mô hình này chính là cây nến thứ hai có dạng nến Doji, thân nến rất nhỏ và hai bóng nến cũng ngắn, cho thấy giá mở cửa và giá đóng cửa gần như bằng nhau, trong phiên cũng không có nhiều biến động khiến biên độ giá nhỏ. 

Nến sao hôm xa

3.4. Nến sao hôm cao (High evening star) 

Ở mô hình này, giá mở cửa của cây nến thứ hai cao hơn giá đóng cửa của cây nến đầu tiên, tạo ra một khoảng giá (gap) giữa cây nến thứ hai và hai cây nến còn lại trong mô hình. 

Nến sao hôm cao

  1. So sánh nến evening star và nến morning star 

Cả evening star và morning star đều là các mô hình ba nến mang tín hiệu đảo chiều rõ rệt và có cấu trúc khá tương đồng. Tuy nhiên hai mô hình này lại cung cấp những tín hiệu đảo chiều trái ngược hoàn toàn nhau. Những điểm khác biệt nổi bật giữa hai mô hình này bao gồm: 

So sánh nến evening star và nến morning star

4.1. Vị trí xuất hiện 

  • Morning Star: Xuất hiện ở đáy của một xu hướng giảm, báo hiệu khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng.

  • Evening Star: Xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng, báo hiệu khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm.

4.2. Cấu trúc mô hình 

Cả hai mô hình đều gồm ba nến, nhưng hướng đi của các nến khác nhau:


Morning Star

Evening Star

Nến 1

Nến giảm mạnh, cho thấy xu hướng giảm mạnh.

Nến tăng mạnh, cho thấy xu hướng tăng mạnh.

Nến 2

Nến nhỏ (Doji hoặc Spinning Top), thân ngắn, có thể là tăng hoặc giảm, thể hiện sự do dự.

Nến nhỏ (Doji hoặc Spinning Top), thân ngắn, có thể là tăng hoặc giảm, thể hiện sự do dự.

Nến 3

Nến tăng mạnh, xác nhận sự đảo chiều sang xu hướng tăng.

Nến giảm mạnh, xác nhận sự đảo chiều sang xu hướng giảm.

4.3. Ý nghĩa của mô hình 

  • Morning Star: Cho thấy xu hướng giảm đã yếu đi và thị trường có thể bắt đầu đảo chiều tăng. Đây là tín hiệu cho các nhà giao dịch xem xét việc mua vào.

  • Evening Star: Cho thấy xu hướng tăng đã mất đà và thị trường có thể đảo chiều giảm. Đây là tín hiệu cho các nhà giao dịch cân nhắc việc bán ra.

>>>> XEM THÊM: Nến morning star | Khái niệm, đặc điểm, phương pháp giao dịch hiệu quả 

  1. Cách giao dịch với mô hình nến evening star 

Bước 1: Xác định khung thời gian giao dịch 

Tùy thuộc vào phương thức đầu tư mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn các khung thời gian khác nhau cho hợp lý. 

  • Scalping: Đây là phương thức đầu tư diễn ra trong ngày với số lượng giao dịch phát sinh có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm. Do đó, khung thời gian thường được các nhà đầu tư sử dụng là những khung rất ngắn, từ vài giây cho đến vài phút.   

  • Swing Trading: đây là phương thức giao dịch diễn ra trong thời gian dài hơn, từ một vài ngày cho đến vài tuần. Vì vậy, diễn biến giá thường được quan sát trên các khung thời gian từ 4 giờ (4H) cho đến 1 ngày (D). 

  • Position Trading: với phương thức này, thời gian nhà đầu tư giữ một vị thế có thể lên đến vài tháng, thậm chí vài năm. Vì vậy, khung thời gian thường xuyên được sử dụng cho phương thức đầu tư này là khung 3 tháng (3M), 6 tháng (6M) và 12 tháng (12M). 

Bước 2: Xác định xu hướng thị trường và kiểm tra mô hình nến 

Sau khi đã xác định được khung thời gian phù hợp, các nhà đầu tư cần xác định chính xác xu hướng tăng giá, từ đó định vị mô hình nến evening star. Để đảm bảo thị trường đang trong đà tăng giá, các nhà đầu tư có thể kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác như đường RSI hay MACD. 

Bước 3: Xác định điểm vào lệnh  

  • Điểm vào lệnh: các nhà đầu tư vào lệnh bán ngay dưới mức giá thấp nhất của cây nến thứ ba. 

  • Điểm cắt lỗ: cài lệnh cắt lỗ ở ngay trên mức giá cao nhất của cây nến thứ hai hoặc thứ ba. 

  • Điểm chốt lời: các nhà đầu tư thực hiện chốt lời tại các mức hỗ trợ gần nhất hoặc theo tỷ lệ Risk:Reward tùy theo nhu cầu. 

Ví dụ các điểm vào lệnh, stop loss và take profit ứng dụng mô hình evening star: 

Cách giao dịch với mô hình nến evening star

>>>> XEM THÊM: Phân tích kỹ thuật | Công cụ, phương pháp giúp giao dịch hiệu quả    

  1. Lưu ý khi giao dịch với mô hình nến evening star 

  • Chỉ thực hiện giao dịch khi thị trường đang có xu hướng tăng rõ ràng, tránh việc giao dịch khi giá đang sideway. 

  • Đảm bảo các đặc điểm của ba nến tạo thành mô hình: cây nến thứ hai phải có thân nhỏ, tốt nhất nên là nến doji hoặc spinning top. Bên cạnh đó, giá đóng cửa của cây nến thứ ba phải ít nhất bằng 50% hoặc thấp hơn mức High - Low của cây nến đầu tiên. 

  • Không nên chỉ sử dụng một mô hình evening star để làm căn cứ thực hiện. Các nhà đầu tư nên kết hợp với các mô hình nến khác và các chỉ báo kỹ thuật để đảm bảo chính xác xu hướng. 

  • Khối lượng giao dịch tăng mạnh trong quá trình hình thành mô hình evening star, đặc biệt là ở nến thứ ba, sẽ tăng cường độ tin cậy của tín hiệu đảo chiều. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế rõ rệt.

Kết luận

Mô hình nến Evening Star là một công cụ mạnh mẽ trong phân tích kỹ thuật để dự báo sự đảo chiều giảm giá. Tuy nhiên, như với bất kỳ công cụ nào khác, cần có sự xác nhận và phân tích bổ sung để tránh rủi ro và tối đa hóa cơ hội thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về nội dung này, hay có ý định tham gia đầu tư hàng hóa, bạn đọc có thể liên hệ với HCT thông qua các phương tiện dưới đây. 

Chúc các bạn đầu tư thuận lợi!

>>>> XEM THÊM: Đầu tư hàng hóa phái sinh | Đặc điểm, cơ hội, rủi ro   

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Hotline: 1900.636.909

  • Website: https://hct.vn/  

  • Fanpage: https://www.facebook.com/giaodichhanghoavietnam01