Hiện nay, hợp đồng tương lai cà phê đang là một trong số các hợp đồng lớn, có thanh khoản cao trên thị trường. Dưới đây là một số nội dung liên quan đến những kiến thức cần thiết, hữu ích nhất dành cho các nhà đầu tư khi muốn tham gia vào thị trường hợp đồng tương lai. Cùng HCT tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

>>>> XEM THÊMhàng hóa phái sinh là gì? Có nên đầu tư thị trường hàng hóa?

1. Hợp đồng tương lai cà phê Việt Nam

Hợp đồng tương lai cà phê tại Việt Nam gồm có cà phê Arabica và cà phê Robusta ICE EU. Dưới đây là bảng chi tiết hợp đồng và các tiêu chuẩn đo lường của 2 loại cà phê này.

1.1 Cà phê Arabica

Chi tiết hợp đồng

Cà phê là loại hàng hóa được giao dịch nhiều thứ 2 thế giới, đặc biệt là cà phê Arabica với hàm lượng caffeine thấp. Loại cà phê này thường được giao dịch tại sàn ICE US( New York), sau đây là hợp đồng chi tiết:

Hàng hóa giao dịch

Cà phê Arabica ICE US (Coffee C)

Mã hàng hóa

KCE

Độ lớn hợp đồng

37 500 pounds / Lot

Đơn vị yết giá

cent / pound

Thời gian giao dịch

Thứ 2 – Thứ 6:

15:15 – 00:30 (ngày hôm sau)

Bước giá

0.05 cent / pound

Tháng đáo hạn

Tháng 3, 5, 7, 9, 12

Ngày đăng ký giao nhận

05 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên

07 ngày làm việc trước ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng

08 ngày làm việc trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn

Ký quỹ

Theo quy định của MXV

Giới hạn vị thế

Theo quy định của MXV

Biên độ giá

Không quy định

Phương thức thanh toán

Giao nhận vật chất

Tiêu chuẩn chất lượng

Cà phê Arabica loại 1, loại 2, loại 3

 Cà phê Arabica

Cà phê Arabica

Tiêu chuẩn đo lường

Theo quy định, sản phẩm cà phê Arabica được giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa ICE US là các loại 1, loại 2 và loại 3. Việc phân loại cà phê được đối chiếu với phương pháp của SCAA, ba trăm gram hạt cà phê được sử dụng để dùng làm mẫu thử với các lỗ sàng kích cỡ 14, 15, 16, 17 và 18. Các hạt được giữ lại trên sàn sẽ được cân và tính toán theo tỷ lệ phần trăm còn giữ được sau khi qua lỗ sàng.

 Cà phê loại (1): Các hạt cà phê nhân không có hơn 5 khiếm khuyết trên 300 gram cà phê, không có lỗi cơ bản đối với nhân cà phê. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. Cà phê đặc biệt có ít nhất 1 đặc tính phân biệt trong hạt, mùi thơm, hương vị hoặc độ chua. Không có các hạt lỗi, hạt thối và nhân non. Bên cạnh đó, độ ẩm sẽ đạt từ 9 - 13%.

 Cà phê loại (2): Không quá 8 khiếm khuyết hoàn toàn trong 300gr, lỗi cơ bản đối với nhân cà phê là được phép. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. Phải có ít nhất một đặc tính phân biệt trong nhân như mùi thơm, hương vị hoặc vị chua. Không được có các hạt lỗi và chỉ có thể chứa 3 nhân non. Hàm lượng ẩm từ 9-13%.

 Cà phê loại (3): Có không quá 9 - 23 khuyết tật đầy đủ trong 300 gram. Chúng phải đạt được 50% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ 15 với không quá 5% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ dưới 14. Tối đa có 5 nhân non cà phê. Độ ẩm đạt từ 9 - 13%.

  Cà phê loại (4): Khoảng 24 đến 86 nhân lỗi trong 300 gram.

  Cà phê loại (5): Có hơn 86 lỗi trong 300 gram.

Tiêu chuẩn đo lường cà phê Arabica
Tiêu chuẩn đo lường cà phê Arabica

>>>> ĐỌC THÊM: Đầu tư nông sản - Xu hướng mới của thị trường hàng hóa

1.2 Cà phê Robusta ICE EU

Chi tiết hợp đồng

Cà phê Robusta chứa nhiều caffeine hơn so với cà phê Arabica và được giao dịch trên sàn ICE EU (Luân Đôn). Giá của hợp đồng cà phê Robusta cũng cao hơn so với Arabica. Để có thể hiểu rõ hơn về loại cà phê này, bạn hãy theo dõi bản chi tiết hợp đồng sau:

Hàng hóa giao dịch

Cà phê Robusta ICE

Mã hàng hóa

LRC

Độ lớn hợp đồng

10 tấn / Lot

Đơn vị yết giá

USD / tấn

Thời gian giao dịch

Thứ 2 – Thứ 6:

15:00 – 23:30

Bước giá

1 USD / tấn

Tháng đáo hạn

Tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11 với tổng số tháng được niêm yết là 10

Ngày đăng ký giao nhận

05 ngày trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên

Ngày làm việc thứ 4 trước ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày làm việc thứ 4 trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn vào lúc 19h30

Ký quỹ

Theo quy định của MXV

Giới hạn vị thế

Theo quy định của MXV

Biên độ giá

Không quy định

Phương thức thanh toán

Giao nhận vật chất

Tiêu chuẩn chất lượng

Cà phê Robusta loại 1, loại 2, loại 3


Tiêu chuẩn đo lường

Theo quy định, sản phẩm cà phê Robusta được giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa ICE EU là các loại 1, loại 2 và loại 3. Việc phân loại cà phê tuân theo phương pháp SCAA, sử dụng ba trăm gram hạt cà phê được sử dụng để dùng làm mẫu thử với các lỗ sàng kích cỡ 14, 15, 16, 17 và 18. Các hạt được giữ lại trên sàn sẽ được cân và tính toán theo tỷ lệ phần trăm còn giữ được sau khi qua lỗ sàng.

 Cà phê loại (1): Các hạt cà phê nhân không có hơn 5 khiếm khuyết trên 300 gram cà phê, không có lỗi cơ bản đối với nhân cà phê. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. cà phê đặc biệt có ít nhất một đặc tính phân biệt trong hạt, mùi thơm, hương vị hoặc độ chua. Không có các hạt lỗi, hạt thối và nhân non. Độ ẩm từ 9 - 13%.

 Cà phê loại (2): Không quá 8 khiếm khuyết hoàn toàn trong 300gr, lỗi cơ bản đối với nhân cà phê là được phép. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. Phải có ít nhất một đặc tính phân biệt trong nhân như mùi thơm, hương vị hoặc vị chua. Không được có các hạt lỗi và chỉ có thể chứa 3 nhân non. Hàm lượng ẩm từ 9 - 13%.

 Cà phê loại (3): Có không quá 9 - 23 khuyết tật đầy đủ trong 300 gram. Chúng phải đạt được 50% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ 15 với không quá 5% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ dưới 14. Tối đa có 5 nhân non cà phê. Độ ẩm đạt từ 9-13%.

  Cà phê loại (4): Khoảng 24-86 nhân lỗi trong 300 gram.

  Cà phê loại (5): Hơn 86 lỗi trong 300 gram.

Tiêu chuẩn đo lường cà phê Robusta

Tiêu chuẩn đo lường cà phê Robusta

>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT: Sở giao dịch hàng hoá là gì? Đặc điểm & chức năng chi tiết

2. Tình hình phát triển sản xuất và kinh doanh cà phê

Vì mặt hàng này đem lại lợi ích kinh tế rất cao, nên cà phê ngày càng được trồng tại nhiều nơi với quy mô lớn và chất lượng. Cụ thể tình hình được thống kê chi tiết dưới đây.

2.1 Nơi trồng trọt

Hầu hết cà phê trên thế giới sẽ tập trung ở châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Trong đó Brazil là nơi trồng nhiều nhất, bình quân năm 2018-2019 chiếm 31,7% sản lượng toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam cũng là quốc gia trồng nhiều cà phê ở cả 2 loại Arabica và Robusta, với sản lượng khoảng 30 triệu bao (niên vụ 2018/2019) và chiếm khoảng 17,4% sản lượng cà phê toàn cầu.

>>>> THAM KHẢO NGAY: Hợp đồng tương lai ngô, bắp khi giao dịch đầy đủ, chi tiết nhất 

2.2 Khả năng thu hoạch

Tùy vào điều kiện khí hậu, địa hình của từng quốc gia mà sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau. Giá của cà phê cũng vì vậy mà chịu tác động mạnh bởi thời vụ thu hoạch của mỗi nước. Sau đây là bảng tổng hợp về thời gian thu hoạch trên toàn thế giới:

Nước

Thời vụ thu hoạch

Brazil

Tháng 6 - Tháng 8

Colombia

Tháng 9 - Tháng 11

Việt Nam

Tháng 10 - Tháng 4

Indonesia

Tháng 4 - Tháng 6


2.3 Chế biến

Cà phê sau khi hái sẽ được thực hiện chế biến và phơi khô. Hạt cà phê khô được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ thích hợp, tùy thuộc vào nhu cầu thị hiếu trên thị trường. Hạt cà phê sau khi rang sẽ được mang đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.

Cà phê - thức uống quen thuộc của mọi nhà
Cà phê - thức uống quen thuộc của mọi nhà

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Giao dịch nguyên liệu công nghiệp là gì? Cách thức giao dịch tại HCT

2.4 Tình hình xuất nhập khẩu

Châu Âu và Hoa Kỳ là hai nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất, chiếm hơn 50% tổng sản lượng nhập khẩu toàn cầu và chủ yếu là nhập khẩu hạt cà phê. Bên cạnh đó, các nước Brazil, Việt Nam, Colombia là 3 quốc gia xuất khẩu cà phê lớn của thế giới. 

Tình hình xuất nhập khẩu của cà phê
Tình hình xuất nhập khẩu của cà phê

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá

Trên thị trường hàng hóa phái sinh, mức giá của cà phê rất dễ biến động bởi những yếu tố khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến sự chênh lệch giá các mặt hàng. Sau đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá cà phê:

 Cung và cầu cà phê: Theo số liệu thống kê từ USDA, nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng khoảng 2,5%/năm. Nguồn cung cà phê phụ thuộc vào mùa vụ và điều kiện của các nước trồng nhiều cà phê trên thế giới.

  Thời tiết: Cà phê là cây nhiệt đới nên đòi hỏi phải được trồng ở nơi có nhiệt độ, ánh sáng và lượng mưa khá cao. Thế nhưng, nếu lượng mưa quá nhiều hoặc khô hạn kéo dài sẽ có thể ảnh hưởng đến sản lượng cà phê. Đặc biệt, sương giá là mối đe dọa lớn nhất đối với sản xuất cà phê.

   Nhu cầu cà phê: Nhu cầu cà phê thế giới đang ngày càng gia tăng theo tốc độ gia tăng dân số và sự thay đổi vị giác của người tiêu dùng. 

   Dịch bệnh: Bệnh dịch cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng cà phê toàn cầu. Đặc biệt, bệnh gỉ sắt là một căn bệnh dễ gây ra sự tàn phá mùa màng. 

   Giá dầu và tình hình giao dịch dầu trên thế giới: Giá dầu và nhiên liệu có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá cà phê. Giá dầu tăng kéo theo chi phí vận chuyển tăng và giá cà phê cũng tăng theo.

  Ổn định chính trị: Hơn 68% hạt cà phê của thế giới đến từ bốn nước là Brazil, Việt Nam, Colombia và Indonesia. Nếu bất kỳ quốc gia nào kể trên gặp bất ổn chính trị thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung và  làm biến động mạnh về giá cà phê.

  Các yếu tố khác: Ngoài những yếu tố trên, giá cà phê còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như các thông tin về vĩ mô và ý thức sức khỏe của người dân. 

>>>> THAM KHẢO THÊM: giá cà phê trực tuyến | xem giá cà phê giao dịch trên sàn realtime

yếu tố tác động giá cà phê
Giá cà phê dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố

>>>> THAM KHẢO THÊM

·  Hợp đồng tương lai đường Hoa Kỳ trên sàn giao dịch

·  Hợp đồng tương lai dầu đậu tương, chi tiết

Trên đây là những thông tin hữu ích mà HCT đã tổng hợp được về hợp đồng tương lai cà phê. Nếu quý khách muốn tư vấn thêm để tham gia đầu tư hiệu quả hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được hỗ trợ tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

Thông tin liên hệ:

Hồ Chí Minh: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 1900.636.909

Website: https://hct.vn/