1. Vì sao nên thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai ngô?
Trong niên vụ 2017/2018, sản lượng ngô trên thế giới đạt 41 tỷ giạ. Bên cạnh đó, khối lượng ngô được giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa lại gấp 11 lần sản lượng trên vào năm 2017.
Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn ngô thường được giao dịch trên thị trường tập trung là sàn CBOT (1). Điều này giúp giảm thiểu nhiều rủi ro về đối tác. Tính thanh khoản của ngô rất cao với khối lượng giao dịch trung bình trên 350.000 lot/ngày.
Ngoài ra, mức ký quỹ để giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn ngô cũng thấp hơn so với các sản phẩm khác. Cụ thể chỉ từ 13 triệu (đối với Ngô mini) đến khoảng 70 triệu (đối với các LOT ngô thường), trong khi tỷ suất sinh lời lên đến 15% tổng giá trị hợp đồng.
Việc lựa chọn giao dịch ngô sẽ giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục, giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất và doanh nghiệp trong điều kiện bất ổn về giá, đảm bảo đầu ra.
Giao dịch hợp đồng tương lai ngô
>>>> ĐỌC THÊM: Đầu tư nông sản - Xu hướng mới của thị trường hàng hóa
2. Chi tiết hợp đồng tương lai của ngô
Ngô thường dùng làm thức ăn chăn nuôi, được sử dụng như một chất tạo ngọt để sản xuất si rô ngô, dầu ngô hoặc sản xuất nhiên liệu ethanol. Hợp đồng tương lai ngô tại Việt Nam gồm có ngô CBOT và ngô CBOT mini. Để hiểu rõ hơn về 2 loại hợp đồng này, hãy theo dõi bảng tổng hợp chi tiết dưới đây.
2.1 Hợp đồng Ngô CBOT
Để tránh được những rủi ro không đáng có khi giao dịch bằng hợp đồng Ngô CBOT, các nhà đầu tư cần nắm rõ bảng chi tiết hợp đồng sau:
Hàng hóa giao dịch |
Ngô CBOT |
Mã hàng hóa |
ZCE |
Độ lớn hợp đồng |
5000 giạ/ lot |
Đơn vị yết giá |
Cent/ giạ |
Thời gian giao dịch |
Thứ 2- Thứ 6: ● Phiên 1: 07.00- 19.45 ● Phiên 2: 20.30- 01.20 (Ngày hôm sau) |
Bước giá |
0,25 cent/ giạ |
Tháng đáo hạn |
Tháng 3, 5, 7, 9, 12 |
Ngày đăng ký giao nhận |
Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên |
Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng |
Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn |
Ký quỹ |
Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế |
Theo quy định của MXV |
Biên độ giá |
- Giới hạn giá ban đầu: $0.35/giạ - Giới hạn giá mở rộng: $0.55/giạ |
Phương thức thanh toán |
Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng |
Ngô hạt vàng loại 1, loại 2, loại 3 |
2.2 Hợp đồng Ngô CBOT mini
Ngô là loài cây được trồng nhiều nhất ở châu Mỹ vì có giá trị xuất khẩu cao nên rất được ưa chuộng. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về nhập khẩu ngô. Với nhu cầu ngày càng cao như vậy, thực hiện hợp đồng ngô là một điều cần thiết.
Hàng hóa giao dịch |
Ngô CBOT |
Mã hàng hóa |
XC |
Độ lớn hợp đồng |
1000 giạ/ lot |
Đơn vị yết giá |
Cent/ giạ |
Thời gian giao dịch |
Thứ 2- Thứ 6: ● Phiên 1: 07.00- 19.45 ● Phiên 2: 20.30- 01.20 (Ngày hôm sau) |
Bước giá |
0,125 cent/ giạ |
Tháng đáo hạn |
Tháng 3, 5, 7, 9, 12 |
Ngày đăng ký giao nhận |
Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên |
Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng |
Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn |
Ký quỹ |
Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế |
Theo quy định của MXV |
Biên độ giá |
- - Giới hạn giá ban đầu: $0.35/giạ. - - Giới hạn giá mở rộng: 0.55 đô/ giạ. |
Phương thức thanh toán |
Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng |
Ngô hạt vàng loại 1, loại 2, loại 3 |
3. Tình hình phát triển sản xuất và kinh doanh ngô, bắp
Vì đem lại lợi ích kinh tế cao nên mặt hàng ngô ngày càng được trồng tại nhiều vùng đất với quy mô và chất lượng khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết sau đây nhé!
3.1 Nơi trồng trọt
Ngô là loại ngũ cốc được trồng nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu được trồng ở vùng ôn đới và nhiệt đới, trong điều kiện từ dưới mực nước biển đến 12000 feet so với mực nước biển. Bên cạnh đó, loại cây này còn được trồng nhiều ở những quốc gia có lượng mưa ít nhất 8 inch như Morocco hoặc có lượng mưa trên 200 inch, ví dụ như một phần của Ấn Độ.
Thời gian sinh trưởng của ngô rất
ngắn, thường là 3 tháng ở Quebec cho đến 9 tháng ở những vùng nhiệt đới. Ngoài
ra, ở Hoa Kỳ ngô cũng được trồng hầu hết ở các tiểu bang, tập trung sản xuất và
thu hoạch chủ yếu tại Trung Tây Hoa Kỳ và được gọi là vành đai ngô (nơi cung cấp
ngô cho toàn Hoa Kỳ).
>>>> THAM KHẢO THÊM:
Hợp đồng tương lai dầu đậu tương, đậu tương hoa kỳ chi tiết
3.2 Sản lượng
Ngô là loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến trong chế độ ăn của vật nuôi trang trại. Sản lượng ngô toàn thế giới đạt gần 1.000 triệu tấn, với hơn 35% sản phẩm được sản xuất tại Mỹ.
Trong sản xuất ngô thế giới, Hoa Kỳ là nước sản xuất với sản lượng lớn nhất. Ngô ở Hoa Kỳ được sản xuất tập trung ở vành đai Ngô nổi tiếng, nằm ở vùng Trung Tây và bao gồm các bang như Illinois, Ohio, Nebraska, Kansas, Iowa, Indiana, Michigan, Minnesota và Missouri. Bốn bang hàng đầu là Iowa, Illinois, Nebraska và Minnesota chiếm hơn một nửa số ngô được sản xuất tại Hoa Kỳ.
3.3 Khả năng thu hoạch
Tùy vào điều kiện tự nhiên của từng vùng và từng quốc gia, mà ngô có thời gian thu hoạch khác nhau. Đa số ngô trên thế giới sẽ được trồng vào mùa xuân hay đầu mùa hè (tháng 2 - tháng 5) và thu hoạch vào mùa đông (tháng 8 - tháng 11).
Nước |
Thời gian trồng |
Thời gian thu hoạch |
Khu vực Vành đai Ngô ở phía Bắc |
Cuối tháng 3 - cuối tháng 4 |
Tháng 8 - Tháng 11 |
Khu vực Vành đai Ngô ở phía Nam |
Cuối tháng 5 |
Tháng 8 - Tháng 11 |
Trung Quốc |
Giữa tháng 3 - đầu tháng 6 |
Tháng 8 - Tháng 10 |
Châu Âu |
Giữa tháng 4 - đầu tháng 6 |
Tháng 8 - Tháng 10 |
Brazil |
Tháng 2 - Tháng 5 |
Đầu tháng 8 - Cuối tháng 11 |
Argentina |
Tháng 3 - Tháng 5 |
Tháng 10 - Tháng 11 |
>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT: Sở giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm & chức năng chi tiết
3.4 Chế biến
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại
ngô phổ biến nhất đó là ngô đá, ngô lõm và ngô ngọt. Công dụng chính là nguồn
thực phẩm dùng để làm thức ăn trong chăn nuôi và con người. Bên cạnh đó, ngô
còn chứa hàm lượng fructose cao nên được ứng dụng làm chất tạo ngọt để chế biến
siro, dầu ngô. Đặc biệt, ngô cũng được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất
ethanol.
3.5 Tình hình xuất nhập khẩu
Argentina, Brazil, Ukraine, Hoa kỳ là các quốc gia xuất khẩu ngô nhiều nhất thế giới (chiếm 90% sản lượng toàn cầu năm 2019). Trong đó, Argentina có lượng ngô xuất khẩu lớn nhất. Ngoài ra, Trung Quốc là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên sản lượng ngô đều dùng để phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Các nước Nam Á và Đông Nam Á có lượng nhập khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu để tiêu thụ nội địa. Trong đó, Việt Nam và Malaysia là 2 nước dẫn đầu về nhập khẩu ngô tại khu vực Đông Nam Á, được dùng làm thức ăn chăn nuôi. Bangladesh là quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất tại Nam Á, chủ yếu dùng làm thức ăn cho thủy sản.
>>>> XEM THÊM: hợp đồng tương lai hàng hóa là gì? Đặc thù, quy định
4. Các yếu tố tác động đến mức giá ngô
Trên thị trường hàng hóa phái sinh, mức giá ngô dễ bị biến động bởi những yếu tố bên ngoài. Dưới đây là những yếu tố thường gây ảnh hưởng đến giá:
● Cung - cầu: Giá ngô sẽ giảm nếu lượng cung lớn hơn lượng cầu. Ngược lại sẽ tăng nếu lượng cầu cao hơn cung.
● Thời tiết: Thời tiết khô hạn hoặc mưa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tổng sản lượng ngô. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung ngô trên thị trường giảm.
● Các yếu tố đầu vào: Giá các yếu tố đầu vào thấp sẽ làm tăng lợi nhuận dự kiến sau thu hoạch. Việc này sẽ khuyến khích người nông dân trồng nhiều ngô hơn, làm tăng nguồn cung ngô trên thị trường. Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học công nghệ, nguồn phân bón tốt cũng sẽ thúc đẩy năng suất thu hoạch.
● Giá USD: Giá USD có tác động đến hầu hết giá các mặt hàng trên thế giới, trong đó có ngô. Thông thường giá ngô sẽ giảm khi đồng USD tăng.
● Sản phẩm thay thế: Ngô và đậu tương là 2 sản phẩm có thể thay thế trong mùa vụ sau. Vì vậy, giá của 2 loại nông sản này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nông dân sẽ chọn loại ngũ cốc mang lại lợi nhuận cao hơn. Trường hợp nếu việc lựa chọn trồng đậu tương thay thế ngô sẽ khiến nguồn cung ngô thiếu hụt, dẫn đến giá thành tăng cao.
5. Vì sao nên đầu tư giao dịch với ngô?
Khi đầu tư hợp đồng tương lai ngô sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người sản xuất và nhà đầu tư. Chính vì vậy, mô hình trồng ngô đang được phổ biến rất rộng ở nhiều nơi. Sau đây là một vài ưu điểm nổi bật mà HCT muốn chia sẻ đến bạn.
5.1 Đối với nhà đầu tư
Trước khi thực hiện giao dịch ngô, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm…Từ việc nghiên cứu kỹ thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư nhận được một số lợi ích như sau:
● Đa dạng hóa các danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
● Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở ra tiềm năng giao dịch trên một khoản quỹ với số vốn ít hơn ban đầu.
Đối với nhà đầu tư
5.2 Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh
Giao dịch ngô trên Sở giao dịch
hàng hóa phái sinh không chỉ bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư mà còn cho cả người
sản xuất và nhà kinh doanh. Cụ thể, nhóm đối tượng này sẽ được nhận một số lợi
ích như sau:
● Đảm bảo đầu ra.
● Giảm thiểu rủi ro về giá cả.
Đối với các nhà kinh doanh và sản xuất
>>>> TÌM HIỂU THÊM
· Hợp đồng tương lai đường cách đầu tư đường hiệu quả
· Hợp đồng tương lai cà phê chi tiết hợp đồng trên sàn giao dịch
Trên đây là những chia sẻ của HCT về hợp đồng tương lai ngô. Nếu quý khách muốn tham gia đầu tư hiệu quả hay có bất kỳ thắc mắc nào khác, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp 24/7. Xin chân thành cảm ơn.
Thông tin liên hệ:
Hồ Chí Minh: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.636.909
Website: https://hct.vn/