Hợp đồng tương lai dầu đậu tương là gì? Những yếu tố quan trọng nào có tác động và ảnh hưởng lớn đến mức giá giao dịch của hợp đồng tương lai dầu đậu tương, đậu tương? Để hiểu rõ hơn về các kiến thức trên, bài viết này của HCT sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết thú vị. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Giới thiệu về hợp đồng tương lai dầu đậu tương, đậu tương là gì?
Đậu tương là một trong những loại cây trồng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, đây chính là nguồn thực phẩm lớn trong chăn nuôi và cũng là nguồn dầu thực vật chiếm nhiều tỷ trọng trên thế giới. Đậu tương và các sản phẩm được làm từ đậu tương là những mặt hàng được giao dịch khá nhiều. Chúng thường chiếm hơn 10% tổng giao dịch của nông sản toàn cầu.
2. Hợp đồng tương lai dầu đậu tương, đậu tương
Để quá trình giao dịch được diễn ra thuận lợi thì việc hiểu rõ các thông tin về hợp đồng là rất quan trọng. Dưới đây là một số kiến thức mà bạn có thể tham khảo ngay.
2.1 Chi tiết hợp đồng
Bên dưới là các nội dung chi tiết của bản hợp đồng tương lai dầu đậu tương mà HCT cung cấp. Cụ thể như sau:
Hàng hóa giao dịch |
Dầu đậu tương CBOT |
Mã hàng hóa |
ZLE |
Độ lớn hợp đồng |
60 000 pound / Lot |
Đơn vị yết giá |
cent / pound |
Thời gian giao dịch |
Thứ 2 – Thứ 6: • Phiên 1: 07:00 – 19:45 • Phiên 2: 20:30 – 01:20 (Ngày hôm sau) |
Bước giá
|
0.01 cent /pound |
Tháng đáo hạn |
Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 12. |
Ngày đăng ký giao nhận |
Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên
|
Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng |
Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn |
Ký quỹ |
Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế |
Theo quy định của MXV |
Biên độ giá |
Giới hạn giá ban đầu: $0.04/pound Giới hạn giá mở rộng: $0.06/pound |
Phương thức thanh toán |
Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng |
Dầu đậu tương theo tiêu chuẩn của CBOT |
2.2 Tiêu chuẩn đo lường
Theo quy định trên Sở Giao dịch Hàng hóa CBOT thì dầu đậu tương thô phải đáp ứng các yêu cầu về phân loại và tiêu chuẩn do Sàn giao dịch hàng hóa CBOT quy định. Điều này được tìm thấy trong Quy chế và Quy định của Sàn đối với đúng loại đặc tả sau:
● Không vượt quá 3% về độ ẩm và các tạp chất.
● Có màu xanh lục nhạt hơn tiêu chuẩn ‘A’. Khi được tinh chế và tẩy màu thì tạo ra một loại dầu tinh chế và tẩy màu không đậm hơn 3,5 lần màu đổ trong thang đo Lovibond.
● Dầu phải được tinh chế với mức hao hụt không vượt quá 5% và được xác định theo phương thức “dầu trung tính”.
● Dầu phải có điểm bắt cháy ít nhất là 250 độ F, phương pháp cốc kín.
● Dầu không được chứa 1,5% các chất xà phòng hóa (không có độ ẩm và dễ bay
hơi).
3. Tình hình phát triển sản xuất và kinh doanh dầu đậu tương
3.1 Nơi trồng trọt
Theo thống kê của USDA năm 2018, sản lượng đậu tương ở Brazil, Hoa Kỳ và Argentina chiếm hơn 80% sản lượng đậu tương trên toàn cầu. Hoa Kỳ chiếm khoảng 34% sản lượng đậu tương trên thế giới được trồng ở hầu hết 31 tiểu bang ở Hoa Kỳ cung cấp khoảng 1/3 sản lượng đậu tương trên thế giới.
3.2 Sản lượng
Quê hương của cây đậu tương là ở Châu
Á nhưng Châu Mỹ lại là vùng đất sản xuất sản phẩm chủ yếu. Cụ thể là các quốc
gia như Hoa Kỳ, Brazil, Argentina. Tại Châu Á thì nơi sản xuất nhiều đậu tương
nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.
3.3 Khả năng thu hoạch
Dưới đây là bảng thống kê về thời gian trồng và thu hoạch của các nước sản xuất đậu tương trên thế giới.
Nước |
Thời gian trồng |
Thời gian thu hoạch |
Mỹ |
Cuối tháng 4 - Tháng 6 |
Cuối tháng 9 - Cuối tháng 11 |
Brazil |
Giữa tháng 8 - Giữa tháng 12 |
Tháng 2 - Tháng 5 |
Argentina |
Tháng 10 - Tháng 12 |
Tháng 4 - Đầu tháng 6 |
Trung Quốc |
Cuối tháng 4 - Giữa tháng 6 |
Tháng 9 - Đầu tháng 10 |
3.4 Chế biến
Sau khi thu hoạch, khoảng 2/3 trên tổng số đậu tương sẽ được chế biến hoặc làm thành dầu đậu tương và bột đậu tương.
Trong lúc nghiền, đậu tương bị nứt để bỏ vỏ và được cuộn thành từng mảnh, sau đó được ngâm trong dung môi rồi đưa vào quá trình chưng cất để sản xuất dầu đậu tương thô nguyên chất. Sau khi chiết xuất dầu, các mảnh đậu tương được sấy khô, nướng và nghiền thành bột đậu tương.
Dầu đậu tương sau sơ chế được sử dụng trong dầu ăn, bơ thực vật, sốt mayonnaise, nước trộn salad và hóa chất công nghiệp. Dầu đậu tương chưa qua tinh chế sử dụng trong sản xuất nhiên liệu diesel sinh học.
3.5 Tình hình xuất nhập khẩu
Kể từ năm 2000, nhu cầu thịt và gia cầm gia tăng tại Châu Á và Châu Âu nên việc xuất khẩu đậu tương cũng tăng đáng kể. Năm 2018, sản lượng tiêu thụ đậu tương hằng năm đạt khoảng 87 pounds hay bình quân 2 bushels mỗi người.
Vì
là nơi có sản lượng đậu tương nhiều nhất bởi thế Hoa Kỳ là nguồn cung cấp đậu
tương chính trên toàn cầu. Vài năm gần đây, các nhà sản xuất đậu tương của Hoa
Kỳ đã và đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ nông dân Nam Mỹ ở Argentina
và Brazil - hai nước có chi phí sản xuất đậu tương thấp hơn so với Hoa Kỳ.
>>>> THAM KHẢO THÊM: Hợp đồng tương lai ngô, bắp khi giao dịch đầy đủ, chi tiết nhất
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá đậu tương, đậu tương
Đậu tương và các sản phẩm được chế biến từ loại đậu này là một loại nguyên liệu được sử dụng trong cuộc sống rất nhiều. Chính vì vậy, có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến giá của đậu tương và đậu này. Các yếu tố thường thấy như:
● Giá trị đồng Đô la: Đồng tiền của Hoa Kỳ là đồng tiền dự trữ của thế giới nên hầu hết đậu tương và các sản phẩm đều được định giá theo đô la Mỹ. Các nhà sản xuất đậu tương sẽ nhận ít tiền hơn nếu tiền đô la mạnh lên và ngược lại.
● Cung và cầu trên thị trường: Giá của đậu tương được xác định bởi lượng cung và cầu trên thị trường. Hiện nay, loại cây này được trồng ở nhiều nơi, nhưng Hoa Kỳ lại là nơi tập trung sản lượng đậu tương lớn nhất trên thế giới. Chính vì vậy, Hoa Kỳ là nhân tố quyết định chính đến giá đậu tương trên thế giới.
● Thời tiết: Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung đậu tương. Nếu trời quá nắng, hạn hán hay mưa nhiều cũng sẽ làm giảm sản lượng và chất lượng của đậu tương.
● Các yếu tố đầu vào: Giá của các yếu tố đầu vào như hạt giống hay phân bón cũng tác động đến nguồn cung đậu tương. Giá đầu vào thấp sẽ làm tăng lợi nhuận và khuyến khích nông dân trồng nhiều đậu hơn. Những cải tiến về phương pháp sản xuất, quản lý cũng ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Bên cạnh đó, sâu bệnh và sự biến đổi khí hậu cũng tác động đến chất lượng sản phẩm.
● Sản phẩm thay thế: Nông dân thường chọn ngô hoặc hoặc đậu tương để trồng vào vụ mùa sau. Nếu giá ngô trên thị trường cao hơn đậu tương, người nông dân sẽ có xu hướng trồng nhiều ngô. Dẫn đến lượng cung đậu tương bị thiếu hụt, làm giá tăng cao và ngược lại
● Nhu cầu tiêu thụ: Khô đậu tương là thức ăn cần thiết trong chăn nuôi. Dầu đậu tương là thành phần chính trong nhiều sản phẩm và được dùng khi nấu ăn. Khi dân số tăng và mức sống cao hơn thì sẽ dẫn đến sự thay đổi trong chế độ ăn uống. Khi nhu cầu các sản phẩm từ đậu tăng thì nhu cầu của nó cũng sẽ tăng lên.
● Yếu tố khác: Giá hợp đồng tương lai đậu tương cũng chịu tác động từ nhiều yếu tố nhỏ khác như thời gian vận chuyển, lượng đậu tồn kho sau mùa vụ, chất lượng của hạt đậu...Ngoài ra, chúng còn bị ảnh hưởng bởi những tin tức vĩ mô và chính trị.
5. Vì sao nên đầu tư giao dịch với dầu đậu tương?
Đậu tương có vai trò quan trọng đối với con người trong sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, khi bạn tham gia đầu tư giao dịch với dầu đậu tương sẽ nhận được những lợi ích nổi bật sau:
5.1 Đối với nhà đầu tư
Các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch với dầu đậu tương sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn so với vốn đầu tư ban đầu, cụ thể như sau:
● Chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoản ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng.
● Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục để giảm thiểu rủi ro.
5.2 Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh dầu đậu tương
Với các đối tượng sản xuất và kinh doanh dầu đậu tương, khi tham gia giao dịch bằng hợp đồng tương lai sẽ nhận được những lợi ích sau:
● Giảm rủi ro về bất ổn giá cho nông dân và doanh nghiệp.
● Đảm bảo đầu ra cho dầu đậu tương.
>>>> TÌM HIỂU THÊM
· Hợp đồng tương lai đường Hoa Kỳ trên sàn giao dịch hàng hóa
· Hợp đồng tương lai cà phê trên sàn giao dịch hàng hóa chi tiết
Qua bài viết trên, chắc hẳn quý bạn đọc cũng đã phần nào hiểu thêm các thông tin về hợp đồng tương lai dầu đậu tương. Hy vọng bài viết này của HCT đã cung cấp những kiến thức hữu ích đến các nhà đầu tư. Ngoài ra, nếu bạn cần thêm bất kỳ sự tư vấn nào khác thì hãy liên hệ ngay đến doanh nghiệp thông qua địa chỉ bên dưới nhé!
Thông tin liên hệ:
Hồ Chí Minh: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.636.909
Website: https://hct.vn/