Ký quỹ là một trong những hình thức bảo quản tài sản phổ biến nhất hiện nay và đã được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Bài viết dưới đây HCT sẽ trình bày cụ thể thế nào là Ký quỹ và 3 loại dịch vụ Ký quỹ phổ biến nhất hiện nay cho các quý độc giả cùng tìm hiểu nhé!!
1. Giới thiệu về Ký quỹ
Ký quỹ là gì?
Ký quỹ là bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. (Theo: Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Có thể hiểu một cách dễ hơn thì ký quỹ là một khoản tiền hoặc tài sản mà một bên (thường sẽ là bên bay hoặc bên đầu tư) đặt cọc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính trong các giao dịch. Khi thực hiện ký quỹ, người tham gia cần phải nộp một khoản tiền hoặc tài sản vào khoản ký quỹ do bên thứ ba hoặc ngân hàng quản lý, đây có thế coi như là một biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.
>>>XEM THÊM: Đầu tư dài hạn
Thông thường, trong bất cứ trường hợp giao dịch ký quỹ nào cũng sẽ cần có sự tham gia của 3 bên, bao gồm:
Bên ký quỹ: Là bên gửi một lượng tiền hoặc tài sản vào tài khoản ký quỹ của một tổ chức tín dụng (thông thường sẽ là ngân hàng)
Bên nhận ký quý: Là bên được nhận bồi thường thiệt hại từ tài khoản ký quỹ không thực hiện đúng với nghĩa vụ với mình khi hợp đồng đã đến hạn.
Tổ chức tín dụng: Là bên giữ tài sản ký quỹ và sẽ dùng tài sản này để bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm hợp đồng phòng khi có sự cố xảy ra.
Ký quỹ được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?
Chứng khoán: Nhà đầu tư cần phải nộp một khoản ký quỹ khi thực hiện mua chứng khoán phái sinh hoặc khi giao dịch ký quỹ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán.
Ngân hàng: Ký quỹ cũng có thể được sử dụng khi vay tiền từ ngân hàng. Số tiền ký quỹ này thường là một phần của khoản vay và được dùng để đảm bảo khả năng thanh toán nợ.
Thương mại quốc tế: Trong các giao dịch thương mại quốc tế, ký quỹ được sử dụng để đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
Chứng khoán: Nhà đầu tư cần phải nộp một khoản ký quỹ khi thực hiện mua chứng khoán phái sinh hoặc khi giao dịch ký quỹ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán.
Ngân hàng: Ký quỹ cũng có thể được sử dụng khi vay tiền từ ngân hàng. Số tiền ký quỹ này thường là một phần của khoản vay và được dùng để đảm bảo khả năng thanh toán nợ.
Thương mại quốc tế: Trong các giao dịch thương mại quốc tế, ký quỹ được sử dụng để đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
2. Ba loại dịch vụ ký quỹ phổ biến nhất hiện nay
Ký quỹ bảo lãnh
Là một loại hình dịch vụ tài chính trong đó bên ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với bên thứ ba. Để sử dụng dịch vụ này có hiệu lực thì khách hàng thường phải ký quỹ một khoản tiền hoặc tài sản để chắc chắn rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Có các loại bảo lãnh phổ biến như: Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh dự thầu và Bảo lãnh bảo hành.
Khi sử dụng dịch vụ Ký quỹ bảo hành thì khách hàng sẽ tạo được uy tín và niềm tin với đối tác. Và yên tâm rằng các nghĩa vụ của hợp đồng sẽ được thực hiện hoặc sẽ được bồi thường nếu có vi phạm.
Ký quỹ L/C
Hay còn gọi là Ký quỹ thư tín dụng và là một hình thức ký quỹ trong các giao dịch mua bán nhập khẩu thông qua ngân hàng với hình thức thanh toán là L/C (Letter of Credit) được ngân hàng lập ra và có giá trị như một lá đơn theo yêu cầu chung của người mua và người bán gồm các cam kết về việc thanh toán tiền hàng cho bên bán.
Ký quỹ để được phép hoạt động đối với một số ngành nghề
Đối với một số ngành nghề đặc thù, việc ký quỹ là yêu cầu bắt buộc để bảo đảm rằng các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có đủ năng lực tài chính và thực hiện đúng các quy định pháp luật khi hoạt động kinh doanh. Ví dụ như các ngành nghề xuất khẩu lao động, kinh doanh lữ hành, giới thiệu việc làm,...
3. Phân loại ký quỹ trong đầu tư hàng hóa
Một số loại hình ký quỹ được sử dụng trong thị trường giao dịch hàng hóa, bao gồm:
Ký quỹ ban đầu (Initial Margin): Nhà đầu tư phải đặt một khoản tiền tối thiểu để nắm giữ một khối lượng hợp đồng. Và đây được xem là điều kiện cần để nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch.
Ký quỹ duy trì (Maintenance Margin): Để duy trì thì nhà đầu tư cần phải đóng một khoản tiền nhất định. Khi số dư ký quỹ giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì thì các khách hàng sẽ nhận được thông báo nộp bổ sung ký quỹ.
Ký quỹ biến đổi (Variation Margin): Khi ký quỹ ở dưới mức yêu cầu thì nhà đầu tư cần phải nộp thêm một khoản tiền.
Ký quỹ giao nhận hàng hóa (Delivery Margin): Được áp dụng sau ngày thông báo đầu tiên khi khách hàng có ý định tham gia giao dịch hàng hóa.
Mua ký quỹ (Long Position): Là việc các nhà đầu tư mua các đơn vị hay cổ phần của quỹ và giá trị của đơn vị này tương đương với hiệu suất của quỹ.
Bán ký quỹ (Short Position): Là khi nhà đầu tư bán đi một khoản tài sản có giá trị được biểu diễn bằng ký quỹ mà họ không sở hữu thực sự.
>>>XEM THÊM: Hướng dẫn đầu tư hàng hóa
4. Mức ký quỹ là gì?
Mức ký quỹ hay còn gọi là Margin Level, là một chỉ số quản lý rủi ro giúp khách hàng hiểu được ảnh hưởng của các lệnh hiện đang mở đối với tài khoản của mình. Đây chính là số tiền bắt buộc phải tồn tại trong tài khoản ký quỹ của khách hàng. Nếu mức này càng cao thì lượng tiền mặt có sẵn để giao dịch càng cao và ngược lại.
Các đặc điểm của Mức ký quỹ
Là một chỉ số quản lý rủi ro, giúp khách hàng hiểu được ảnh hưởng của các lệnh hiện đang mở đối với tài khoản của mình.
Trong forex, mức ký quỹ là một phương trình toán học cho trader biết số tiền họ có sẵn cho các giao dịch mới.
Mức ký quỹ càng thấp đồng nghĩa với việc lượng tiền mặt có sẵn để giao dịch càng thấp và đây là nơi tài khoản có thể bị áp dụng lệnh ký quỹ.
Công thức tính ký quỹ
Mức ký quỹ = vốn chủ sở hữu / ký quỹ x 100%
Nếu khách hàng không có bất kỳ giao dịch nào đang mở thì mức ký quỹ sẽ bằng không. Khi một lệnh được mở, các yếu tố quyết định đến mức ký quỹ đó bao gồm:
Khối lượng giao dịch
Loại thị trường
Tỷ lệ đòn bẩy
Margin được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tống số lệnh giao dịch. Hầu hết yêu cầu ký quỹ trong Forex rơi vào khoảng 2%, 1%, 0.5%, 0.25%. Dựa vào yêu cầu ký quỹ của sàn Forex, các trader sẽ tính được mức đòn bẩy tối đa mà mình có thể sử dụng với tài khoản giao dịch.
5. Giao dịch ký quỹ là gì?
Là việc nhà đầu tư sử dụng khoản tiền vay với tỷ lệ nhất định của công ty chứng khoán để mua chứng khoán. Nếu hoạt động đầu tư hiện tại của bạn hiệu quả, suất sinh lời trên vốn ổn định thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng đòn bẩy (Margin) trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
Với mức lãi suất vay giao dịch ký quỹ thì sẽ tùy vào mỗi công ty chứng khoán khác nhau nhưng thông thường sẽ rơi vào khoản 0,03%/ngày và các khoản vay thường đáo hạn trong vòng 90 ngày.
>>>XEM THÊM: Lướt sóng cổ phiếu
Lời kết
Bên trên là toàn bộ thông tin cơ bản về Ký quỹ, Mức ký quỹ và Giao dịch ký quỹ mà HCT đã tóm tắt. Và bài viết chỉ mang tính tham khảo, nhà đầu tư nên tìm hiểu kĩ từ nhiều nguồn và các chuyên gia tư vấn.
>>>XEM THÊM: Phân tích kỹ thuật
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 1900.636.909
Website: https://hct.vn/