Hợp đồng hoán đổi còn có phần khá xa lạ đối với những người mới tham gia vào lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, thiếu hiểu biết về các loại hợp đồng trong kinh doanh, đầu tư là một việc vô cùng nguy hiểm. Trong bài viết này, HCT sẽ chỉ cho bạn chi tiết về đặc điểm cũng như phân loại các loại hợp đồng hoán đổi nhé!

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Đầu tư hàng hóa phái sinh | Thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh 

1. Hợp đồng hoán đổi là gì?

Hợp đồng hoán đổi hay có tên tiếng anh là SWAP Contract (1). Đây là một loại hợp đồng được người kinh doanh, tổ chức kinh doanh, nhà đầu tư,... sử dụng rộng rãi trong các giao dịch của họ. 
  

Hợp đồng này là một loại hợp đồng được ký kết dựa trên những thỏa thuận rõ ràng giữa hai bên đối tác. Những thỏa thuận này thường sẽ là đồng ý chi trả các khoản thanh toán định kỳ giữa hai bên, đồng ý trao đổi các luồng tiền (Trong một khoản thời gian xác định trước và theo một phương thức đã định sẵn).

Ngày định giá là ngày hợp đồng hoán đổi có hiệu lực (ngày hợp đồng bắt đầu). Ngày đáo hạn là ngày hợp đồng hoán đổi hết hiệu lực (ngày hợp đồng kết thúc).

Hợp đồng hoán đổi lãi suất


Hợp đồng hoán đổi hết hiệu lực sau ngày đáo hạn

2. Hợp đồng hoán đổi có đặc điểm gì? 

Hợp đồng hoán đổi cũng là một trong những loại hợp đồng giao dịch nên nó mang hầu hết những đặc điểm của các loại hợp đồng thông thường. Những đặc điểm cơ bản mà bạn có thể thấy ở loại hợp đồng này bao gồm:

  • Các bên tham gia ký kết đều đồng ý, thống nhất với nhau về ý chí, tự nguyện và bình đẳng.

  • Hợp đồng xác lập và chấm dứt các quyền, nghĩa cụ của các bên nếu phát sinh những hậu quả pháp lý.

  • Bao gồm đầy đủ nội dung của các bên tham gia ký kết về quyền và nghĩa vụ.

    Hợp đồng hoán đổi


Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi

Những điểm mà hợp đồng hoán đổi có tính đặc thù hơn với hợp đồng thông thường:

  • Đặc điểm chung giữa hai bên là: Một bên đồng ý hoán đổi nguồn lợi ích từ thị trường tài chính này để đổi lấy một nguồn lợi ích khác từ một nguồn tài chính khác.

  • Các hoán đổi có giá trị bằng không. Ngoài trường hợp các bên vi phạm hợp đồng thì các bên không có thoả thuận về nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền mặt cho nhau mặc dù cả hai bên đều đạt được lợi ích nhất định.

  • Loại hợp đồng này được các bên thực hiện theo nguyên tắc bù trừ. Điều này có thể hiểu đơn giản là hai bên tham gia hợp đồng sẽ cách cắt giảm khối lượng đồng tiền tiền thanh toán để hạn chế những rủi ro tín dụng một cách tối đa.

  • Những bên tham gia hợp đồng chỉ được giao dịch trên thị trường tập trung (OTC) và các bên tham gia ký đều hiểu rõ về nhau.

  • Loại hợp đồng này giúp các bên tham gia tránh được rủi ro về biến động tỷ giá và chênh lệch giá mua- giá bán. Đồng thời, họ còn có được ngoại tệ mà mình mong muốn cùng tỷ giá mà không cần giao dịch mua bán qua ngân hàng.

Xét về bản chất, hợp đồng hoán đổi được thực hiện để hạn chế tối đa rủi ro về tài chính. Điều này được thực hiện bởi việc chuyển dịch từ loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác, rủi ro từ thị trường này sang một thị trường khác.

>>>> XEM THÊM: hợp đồng tương lai  hàng hóa là gì? Đặc thù, quy định

3. Các loại hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi bao gồm 5 loại chính: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, hoán đổi tín dụng, hoán đổi hàng hóa, hoán đổi chứng khoán vốn. Cùng theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết của từng loại ở phía dưới nhé.

3.1 Hoán đổi lãi suất (Interest rate swap)

Hợp đồng hoán đổi lãi suất là loại hợp đồng mà một bên sẽ lấy dòng tiền mặt từ bên khác bằng cách trao đổi dòng lãi suất. Hoán đổi lãi suất là một dạng hợp đồng được nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn, nhỏ thực hiện.

Trên thị trường giao dịch hiện nay, loại hợp đồng thường thấy, thông dụng nhất là một bên trả một mức lãi suất cố định (The swap rate) cho bên kia, trong khi họ sẽ nhận lãi về cho mình một lãi suất thả nổi ( Gắn với lãi suất tham chiếu LIBOR).

Trong hợp đồng hoán đổi lãi suất sẽ gồm:

  • A trả lãi suất cố định cho B (A nhận lãi suất thay đổi).

  • B trả lãi suất cố định cho A (B nhận lãi suất thay đổi).

Ví dụ: Bên A đồng ý trả cho bên B một số tiền theo lãi suất cố định là 3%. Lãi suất hoán đổi (Swap rate) là lãi suất cố định (3%). Tới ngày đáo hạn, bên A sẽ trả 1,2% của số tiền danh nghĩa, nếu LIBOR là 1,3% bên B sẽ nhận 1,2% (3%-(LIBOR+50điểm). Theo lãi suất LIBOR +50 điểm (0,50%).

Hợp đồng hoán đổi


3.2 Hoán đổi tiền tệ (Currency swap)

Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là loại hợp đồng về trao đổi ngoại tệ giữa hai bên. Mục đích của loại hợp đồng này là hai bên sẽ trao đổi tiền gốc và lãi cố định (Của một khoản vay) để lấy tiền gốc và lãi cố định tương đương ( Của một khoản vay của dòng tiền khác). Thông thường, hợp đồng hoán đổi ở Việt Nam về hoán đổi tiền tệ sẽ kết hợp với hoán đổi lãi suất.

Ví dụ: Một công ty có trụ sở ở Thuỵ Sĩ cần đồng USD và một công ty có trụ sở ở Mỹ cần đồng Franc Thuỵ Sĩ. Hai công ty này tiến hành trao đổi tiền tệ bằng cách họ thỏa thuận một số tiền, mức lãi suất và ngày đáo hạn hợp đồng ( Thường tối thiểu là 10 năm).

Hợp đồng hoán đổi


>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Giao dịch năng lượng là gì? Cách thức giao dịch tại HCT

3.3 Hoán đổi tín dụng (Credit swap)

Hợp đồng hoán đổi tín dụng mà theo đó, bên mua sẽ thanh toán một khoản tiền cho bên bán định kỳ. Nhưng đổi lại, nếu công cụ tài chính cơ sở bị mất khả năng thanh toán thì bên mua sẽ nhận được khoản bồi thường. 

Ví dụ: Tổ chức tham chiếu cho CDS là AIG, nếu nhà đầu tư mua một CDS từ ngân hàng Citibank thì nhà đầu tư phải trả phí định kỳ cho Citi Bank. Trong trường hợp, AIG mất khả năng thanh toán các khoản nợ, thì hợp đồng CDS chấm dứt và nhà đầu tư sẽ nhận được khoản thanh toán một lần từ iIti Bank.

Còn CDS cũng là công cụ phòng chống rủi ro nếu như nhà đầu tư thật sự sở hữu nợ của AIG. Vì mục đích đầu cơ, nhà đầu tư có thể mua CDS mà không sở hữu nợ của AIG, đánh cược về khả năng đánh mất thanh toán của AIG để kiếm tiền.

Hợp đồng hoán đổi ở Việt Nam


3.4 Hoán đổi hàng hóa (Commodity swap)

Hợp đồng hoán đổi hàng hoá là một thỏa thuận dựa trên hợp đồng. Trong một khoảng thời gian xác định, giá cả của hàng hoá được thả nổi (Giá giao ngay)  được trao đổi lấy giá cố định.

Ví dụ: Người sử dụng hàng hoá đồng ý trả cho tổ chức tài chính một mức giá cổ định và muốn đảm bảo giá ở mức tối đa. Đổi lại, người sử dụng sẽ nhận được những khoản thanh toán cho những hàng hoá liên quan dựa trên giá cả thị trường.

Hợp đồng hoán đổi


3.5 Hoán đổi chứng khoán vốn (Equity swap)

Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn được sử dụng để thoả thuận giữa hai bên về một ngày xác định trong tương lai của tổ hợp dòng tiền. Hầu hết những loại hợp đồng này sẽ bao gồm hai về. Một về cổ phiếu và một vế lãi suất thả nổi ( Cũng có trường hợp, cả hai vế đều tồn tại dưới dạng cổ phiếu).

Ví dụ: Dựa vào chỉ số FTSE đối với giá trị danh nghĩa 5.000.000, thì bên A hoán đổi 5.000.000 bảng với lãi suất LIBOR + 3 điểm cơ bản lấy 5.000.000 bảng. Bên B sẽ nhận về từ bên A ​​mức lãi suất thả nổi LIBOR+ điểm cơ bản trên số tiền danh nghĩa là 5.000.000. Bên A sẽ nhận lại từ bên B bất kỳ sự gia tăng theo tỷ lệ phần trăm của chỉ số cổ phiếu FTSE cho giá trị danh nghĩa là 5.000.000 bảng.

Hợp đồng hoán đổi là gì


>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Hợp đồng kỳ hạn là gì? Đặc điểm, ứng dụng và lưu ý cụ thể

4. Mục đích và cơ chế của hợp đồng hoán đổi

Mục đích của các loại hợp đồng nói chung hay các loại hợp đồng hoán đổi nói riêng đều là để phòng ngừa những rủi ro về tài chính, quyền lợi do các yếu tố về tỷ giá, giá cổ phiếu hay như là lãi suất,... mà hai bên bên tham gia ký kết. 

Hợp đồng hoán đổi


Mục đích và cơ chế của hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng sẽ được giao dịch dựa trên cơ chế của các thị trường tập trung và có sự tham gia của một định chế tài chính trung gian. Các tổ chức này đóng vai trò ở giữa và kết nối hai bên cùng hợp tác và hưởng lợi từ chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán mà họ đưa ra với mục đích xác định về luồng tiền của hợp đồng.

>>>> KHÁM PHÁ THÊM:

Hợp đồng hoán đổi là chủ đề mà bất kỳ ai trong lĩnh vực đầu tư cũng nên biết. HCT hy vọng rằng những chia sẻ vừa rồi của mình đã giúp ích được cho bạn hiểu thêm về loại hợp đồng này, phân loại cũng như mục đích và cơ chế của nó để bạn có thể tự tin hơn trên con đường đầu tư của mình.

Thông tin liên hệ:

●      Hồ Chí Minh: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
●      Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

●       Hotline: 1900.636.909

●       Website: https://hct.vn/